Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Tiết Kiệm Nước Tại Hà Nội

Ngày 26/6, Bộ NN&PTNT phê duyệt đề cương thực hiện xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước năm 2013.
Mô hình được thực hiện lồng ghép với cánh đồng mẫu lớn tại 2 vùng là huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đại diện cho khu vực Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Sóc Trăng đại diện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Mỗi vùng sẽ xây dựng 3 mô hình, trong đó Bộ NN&PTNT giao cho Trường Đại học Thủy lợi tập huấn cán bộ kỹ thuật, người dân tham gia mô hình canh tác lúa giảm phát thải nhà kính. Đồng thời theo dõi các quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa, năng suất, chỉ tiêu sinh thái của cây trồng, chi phí đầu tư sản xuất... Tổng kinh phí thực hiện mô hình là 1,5 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Là địa phương nằm ven sông Hậu, có nguồn nước ngọt quanh năm nên rất thuận lợi cho việc nuôi con ba ba. Từ điều kiện đó, xã Tân Hòa, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đưa ra mô hình nuôi ba ba để các hộ nghèo ở địa phương có điều kiện làm kinh tế.

Khoai mỡ nặng từ 15 đến 60 kg, buồng chuối xiêm 40 nải, đu đủ dài quá khổ... là những sản vật vườn nhà của nông dân Nguyễn Hoàng Oanh ở tỉnh Sóc Trăng.

Trong khi sâu đục trái bưởi hiện chưa có thuốc đặc trị hữu hiệu, thì nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đã dùng túi ny-lông bao trái, kết hợp biện pháp phòng trị tổng hợp bước đầu mang lại hiệu quả.

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng Ipsard cho biết, qua kết quả điều tra từ hơn 3.000 hộ nông dân cho thấy, nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu và người nông dân là những người phát huy nội lực cao nhất, đóng góp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.