Kém Hiệu Quả Với Cây Trồng Ngoại

Vì lợi ích trước mắt, nhiều bà con đã phá bỏ vườn cây ăn trái chuyển sang trồng xoài Đài Loan. Tuy nhiên, hiện nhà vườn đang lao đao vì xoài rớt giá.
Hiện tại, giá bán xoài Đài Loan tại vườn chỉ ở mức 6.000-7.000 đồng/kg, giảm hơn 12.000-14.000 đồng/kg so với những ngày đầu tháng 4.
Ông Trần Minh Thương, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) cho biết: “Chưa năm nào xoài giống Đài Loan rớt giá mạnh như năm nay. Hai công xoài nhà tôi vừa thu hoạch xong, nhưng chỉ bán lẻ cho tiểu thương các chợ vì thương lái không chịu thu mua. Lúc đầu, tôi quyết định trồng vì thấy nó cho năng suất cao, trái cỡ to có thể đạt trọng lượng trên 1kg và thời gian cho chỉ sau 2 năm trồng.
Trong khi đó, giá thị trường lúc cao điểm khoảng 20.000-25.000 đồng/kg”. Trước những lợi ích như vậy nên cũng cùng suy nghĩ với ông Thương, nhiều bà con đã mạnh dạn phá bỏ một số loại cây trồng khác như vú sữa, mít, chuối hoặc những cây xoài cát lâu năm để chuyển sang trồng xoài Đài Loan.
Anh Phạm Tuấn, một thương lái tại huyện Châu Thành A cho biết: “Xoài giống Đài Loan chỉ ăn sống mới ngon, khi đã chín thì vị ngọt không bằng xoài cát Hòa Lộc, thậm chí không bằng xoài bưởi. Khi thu mua xoài rất khó bán bởi thị trường tiêu thụ nhỏ lẻ chủ yếu phục vụ nhu cầu giải khát mùa nắng chứ không thể xuất khẩu hoặc chế biến sản phẩm khác được do vậy người tiêu dùng không ưa chuộng”.
Thực tế cho thấy, việc chuyển đổi cây trồng của người dân xuất phát từ nhu cầu chính đáng của người nông dân. Tuy nhiên, cách sản xuất chạy theo đuôi thị trường lại thiếu căn cơ trong khi đó, địa phương chưa đủ mạnh dạn nên chỉ dừng lại ở việc khuyến cáo chứ chưa có biện pháp hỗ trợ, tư vấn người dân cụ thể.
Khi rơi vào tình trạng trên, vượt ngoài khả năng của địa phương. Do vậy, để sản xuất nông nghiệp mang tính bền vững hơn, ngoài việc địa phương có định hướng hỗ trợ thì người dân cần thay đổi tư duy để có tầm nhìn chính xác hơn, tránh tình trạng chạy theo phong trào…
Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm hùm xuất khẩu đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao được ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đầu tư nhân rộng.

Từ đầu tháng 5 đến nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện bệnh đốm trắng trên tôm, làm cho hàng vạn con tôm giống khoảng 30 - 40 ngày tuổi bị chết. Điển hình như tại hộ nuôi của các anh Phan Văn Tài, Lê Xuân Sửu, Lê Xuân Thắng (đều trú tại thôn 6 xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên), với 27 vạn con tôm giống nuôi trên diện tích 0,72 ha bị chết.

Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản ven bờ đang gia tăng cả về phương tiện và dụng cụ khai thác. Điều này ảnh hưởng đến sinh kế lâu dài của ngư dân ven biển.

Đó là nội dung quan trọng tại công văn số 1234/TCTS-NTTS ngày ngày 20/5/2015 của Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc chỉ đạo tăng cường quản lý, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2015.

Trong những năm gần đây, môi trường thuỷ sản là một trong những lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá ở huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, vào mùa mưa bão hàng năm, nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong việc bảo vệ thủy sản do môi trường bị biến động, thay đổi đột ngột làm cho thủy sản sinh trưởng và phát triển kém.