100% Hộ Dân Chủ Động Dự Trữ Thức Ăn Cho Gia Súc

Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, các hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Mường Khương (Lào Cai) có nhiều biện pháp để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.
Tổng đàn gia súc lớn của huyện đạt hơn 16.000 con. Trong đó, đàn trâu hơn 12.000 con, đàn bò hơn 2.000 con, đàn ngựa gần 2.000 con. Hiện, toàn huyện có 4.363 hộ có chuồng nuôi nhốt gia súc đảm bảo phòng, chống rét, đạt 65%.
Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.
Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan chuyên môn và UBND các xã, thị trấn hướng dẫn bà con chăm sóc đàn vật nuôi để tăng sức đề kháng; cân đối giữa tinh bột, chất đạm, chất khoáng trong thức ăn để có đủ năng lượng chống rét; chủ động trữ thức ăn tinh, thức ăn khô, phụ phẩm nông nghiệp; tiêm phòng vắc xin, tăng khả năng miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi.
Nguồn bài viết: http://www.baolaocai.vn/3-0-28930/muong-khuong-100-ho-dan-chu-dong-du-tru-thuc-an-cho-gia-suc.aspx
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, huyện Đam Rông được Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng chọn để triển khai Dự án trồng ca cao dưới tán điều. Dự án này, nhằm giúp cho nông dân tiếp cận với cây trồng có giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và ổn định cuộc sống cho các hộ dân.

Hiện nay, dừa tươi bán rất có giá vì là thứ nước uống an toàn nhất, nên bà con nông dân nhiều nơi muốn trồng khôi phục lại vườn dừa. Nắm được cơ hội này, thương lái từ các tỉnh mang dừa giống bán trôi nổi tận các xóm, ấp trong tỉnh Cà Mau.

Sau những cơn mưa kéo dài vừa qua, nhiều diện tích lúa mùa ở các huyện, thành phố đã xuất hiện nhiều loại dịch hại. Để phòng trừ dịch hại sau mưa lũ, bà con nông dân trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng trừ, hạn chế thiệt hại do sâu, bệnh gây ra..

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, kinh nghiệm sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trong những năm gần đây, huyện Điện Biên đã chú trọng phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại, gia trại tổng hợp mang lại hiệu quả cao.

Hiện nay, lực lượng đoàn viên, thanh niên xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá sấu đem lại thành công bước đầu, góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương.