Indonesia dự định nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan

Cơ quan Lương thực Indonesia Bulog đang lên kế hoạch mua gạo từ Việt Nam và Thái Lan, tuy nhiên, thời gian không được nêu ra.
Lượng gạo lưu kho của Bulog có thể giảm xuống 600.000 tấn vào cuối năm nay trong khi theo yêu cầu phải duy trì lượng gạo dự trữ ở 1,5 - 2 triệu tấn để ngăn giá tăng.
Chính phủ Indonesia dự đoán sẽ cần phải nhập khẩu gạo vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm tới, nhưng lượng gạo dự trữ giảm đang buộc Indonesia phải lên kế hoạch nhập khẩu để phòng ngừa nguy cơ giá gạo nội địa tăng.
Cục Thống kê Quốc gia Indonesia BPS - từng ước tính sản lượng lúa của nước này đạt 75,5 triệu tấn - cũng đang tiến hành đánh giá lại, có tính đến tác động của hạn hán.
Nhu cầu của Indonesia và mới đây Philippines quyết định nhập khẩu thêm 750.000 tấn gạo được dự đoán sẽ giúp đẩy giá gạo toàn cầu tăng lên.
Có thể bạn quan tâm

Do không chủ động được cơ bản nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước, nên trung bình hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu tới 70% nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN).

Nhờ đẩy mạnh truyền thông, kịp thời tháo gỡ khó khăn nên đến nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Nghệ An đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân, doanh nghiệp.

“Con đường để bảo vệ và phát triển vốn rừng tốt nhất, bền vững nhất là phải dựa vào người dân” - ông Nguyễn Văn Bừng – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thuận Châu (Sơn La) nói.

Một năm một vụ ngô và cả chi tiêu của gia đình đều trông vào vụ ngô đó. Giá ngô hiện tại khoảng 5.000 đồng/kg, nhà nào thu được 1 tấn ngô đã là nhiều, quy ra tiền cũng chỉ 5 triệu đồng. Khó có thể nói số tiền đó đủ để chi tiêu trong một năm.

Những ngày qua, hầu hết tàu câu cá ngừ đại dương đánh bắt xa bờ trong tháng 9-2015 về cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đều “trúng” lớn.