Indonesia dự định nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Việt Nam và Thái Lan

Cơ quan Lương thực Indonesia Bulog đang lên kế hoạch mua gạo từ Việt Nam và Thái Lan, tuy nhiên, thời gian không được nêu ra.
Lượng gạo lưu kho của Bulog có thể giảm xuống 600.000 tấn vào cuối năm nay trong khi theo yêu cầu phải duy trì lượng gạo dự trữ ở 1,5 - 2 triệu tấn để ngăn giá tăng.
Chính phủ Indonesia dự đoán sẽ cần phải nhập khẩu gạo vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm tới, nhưng lượng gạo dự trữ giảm đang buộc Indonesia phải lên kế hoạch nhập khẩu để phòng ngừa nguy cơ giá gạo nội địa tăng.
Cục Thống kê Quốc gia Indonesia BPS - từng ước tính sản lượng lúa của nước này đạt 75,5 triệu tấn - cũng đang tiến hành đánh giá lại, có tính đến tác động của hạn hán.
Nhu cầu của Indonesia và mới đây Philippines quyết định nhập khẩu thêm 750.000 tấn gạo được dự đoán sẽ giúp đẩy giá gạo toàn cầu tăng lên.
Related news

Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và PTNT, ở mỗi hecta lúa tham gia mô hình cánh đồng lớn, người sản xuất có thể thu lời thêm từ 2,2- 7,5 triệu đồng. Chi phí sản xuất giảm được từ 10- 15%, trong khi giá trị sản lượng tăng 20 - 25%.

Mới đây, một nông dân tại xã Ninh An (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) cho rằng, đại lý tại chợ thị xã đã bán giống súp-lơ “dỏm” làm ông thiệt hại nhiều triệu đồng. Sự việc này vẫn chưa có kết luận.

Năm 2013, nông dân thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) phát triển thêm gần 140ha vườn cây ăn trái, nâng tổng số lên hơn 1.300ha. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh tế của việc trồng cây ăn trái cao hơn so với canh tác mía, khâu tiêu thụ cũng thuận lợi do thương lái đến thu mua tại vườn.

Bây giờ, cây đào phai đã bén rễ trên đất Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình). Từ khi cây đào phai nở hoa trên vùng đất khó này, cuộc sống người dân đã được cải thiện đáng kể.

Chi phí đầu tư thấp, khâu chăm sóc nhẹ nhàng, được hỗ trợ về kỹ thuật, ổn định đầu ra… đó là những gì mà mô hình trồng nấm linh chi của Công ty TNHH MTV Hưng Lợi đã và đang mang đến cho bà con trong thời gian qua.