Huyện Thạch Thành Tập Trung Chăm Sóc Mía Nguyên Liệu Niên Vụ 2014 – 2015

Niên vụ 2014 – 2015, diện tích mía nguyên liệu trên địa bàn huyện Thạch Thành là 5.803 ha, trong đó trồng mới 1.700 ha, lưu gốc 4.103 ha.
Hiện huyện đang tập trung chỉ đạo bà con nông dân bóc lá mía, vệ sinh đồng ruộng, thường xuyên theo dõi, phát hiện và phòng trừ kịp thời sâu bệnh hại mía.
Hiện cây mía vào cuối giai đoạn đẻ nhánh, chuyển sang thời kỳ vươn lóng, quyết định đến năng suất từng ruộng mía, huyện đang chỉ đạo các HTX dịch vụ nông nghiệp cân đối nhu cầu phân bón, đấu mối với các doanh nghiệp để cung ứng kịp thời cho việc chăm sóc mía của bà con nông dân.
Huyện Thạch Thành cũng đã đề nghị Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan cho thu hồi và hủy các hợp đồng đã ký với các chủ trồng mía riêng lẻ trên địa bàn để tập trung về một hợp đồng duy nhất là HTX dịch vụ nông nghiệp nhằm bảo đảm thuận lợi cho công tác quản lý mía nguyên liệu, điều kiện thu hoạch, cân đối đầu tư, thanh toán và thu hồi công nợ cuối vụ.
Có thể bạn quan tâm

Ít nhất khoảng 70 container chè của Việt Nam xuất qua thị trường Đài Loan (Trung Quốc) đang “bị treo”- chưa được thông quan chỉ vì nguồn tin thất thiệt… khiến hàng chục doanh nghiệp xuất khẩu chè điêu đứng.

Chuyện ít ai ngờ nhưng đang là hiện thực ở đồng đất huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau). Mỗi hecta gừng thương lái vào tận rẫy bỏ cọc và đồng ý thu mua với giá khoảng 1,5 tỉ đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Tân Châu (Tây Ninh) vừa xuất hiện bệnh trắng lá mía trên cây mía giai đoạn mía gốc 1 năm tuổi và mía tơ 2 - 3 tháng. Bệnh gây hại cho 39 ha mía ở mức 15 - 20%.

Những ngày này, khắp vùng Mường Nọc, Châu Kim, Tiền Phong, Tri Lễ... của huyện Quế Phong (Nghệ An), hầu như nhà nào cũng thơm lừng cơm gạo mới. Tiếng đồn về hương vị thơm ngon của thứ gạo chịu lạnh, chịu hạn đã đến với cả những vùng miền xa nhất trong huyện, làm cho nhà nhà đều muốn tìm mua để nấu nồi cơm mới mừng thành quả vụ mùa bằng thứ sản vật thơm ngon sớm “bén đất, mến người”.

Thông tin từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho thấy thông thường khi hết mùa mía thì giá đường sẽ tăng lên nhưng năm nay ngược lại, giá đường giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do đường nhập lậu từ Thái Lan tràn sang với số lượng lớn, lên đến 400.000-500.000 tấn/năm. Trong khi nhu cầu sử dụng đường trong nước chỉ dao động khoảng 1,3-1,4 triệu tấn/năm. Tức lượng đường lậu chiếm gần 1/3 lượng đường tiêu thụ trong nước. Con số này đã tác động lớn đến các nhà máy đường và gây bức xúc cho giới chuyên môn.