Văn phòng Chính phủ trả lời 4 kiến nghị của Hội NDVN

Tại hội nghị trên, Hội NDVN đã kiến nghị Chính phủ sửa đổi Nghị định số 202/2013/NĐ-CP (NĐ 202) về quản lý phân bón; đề nghị xem xét bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trong chăn nuôi và kiểm dịch;
Tăng cường các giải pháp quản lý, giám sát và bảo vệ ngư dân khai thác hải sản trên biển; lập các trung tâm kiểm nghiệm nông sản đạt chuẩn quốc tế…
VPCP cho biết, qua theo dõi quá trình triển khai thực hiện NĐ 202, Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT đang tiếp thu ý kiến đóng góp từ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về công tác quản lý phân bón để xây dựng cơ chế phối hợp quản lý đồng bộ, thống nhất từ T.Ư đến địa phương; đồng thời loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón…
Về vấn đề thu lệ phí, phí trong chăn nuôi và kiểm dịch, công văn của VPCP nêu rõ:
Để giảm bớt khó khăn, tạo động lực cho doanh nghiệp và người chăn nuôi, ngày 7.8.2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 113/2015 sửa đổi Thông tư 04/2012 về quy định chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong công tác thú y.
Theo đó, đã bãi bỏ 13 khoản, sửa đổi 1 khoản thu liên quan đến cấp giấy phép có thu lệ phí và 21 khoản thu phí thú y.
Bộ NNPTNT đang tiếp tục chỉ đạo xây dựng hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế để kiểm soát việc nhập khẩu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ các nước vào Việt Nam.
Đối với vấn đề giám sát, quản lý, bảo vệ ngư dân, VPCP trả lời: Tổ liên ngành T.Ư (gọi tắt là Tổ 689) đã được thành lập theo Chỉ thị 689/CT-TTg ngày 18.5.2010 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó Bộ NNPTNT là cơ quan thường trực đã tích cực chỉ đạo các địa phương ven biển quán triệt, triển khai Chỉ thị 689;
Trực theo dõi, tiếp nhận thông tin, đề xuất các giải pháp giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh; hướng dẫn ngư dân biết ranh giới vùng biển Việt Nam và các nước để ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài khi khai thác hải sản…
Về kiến nghị thành lập các trung tâm kiểm nghiệm nông sản đạt chuẩn quốc tế, công văn của VPCP nêu rõ:
Cơ chế pháp lý và chính sách phát triển hệ thống các phòng kiểm nghiệm hoặc trung tâm kiểm nghiệm cả khu vực công và tư theo đúng quy định của pháp luật đã được ban hành tương đối đầy đủ.
Hiện nay, hệ thống này của Việt Nam đã được đầu tư tương đối hiện đại, đa dạng, phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản…
Có thể bạn quan tâm

Tháng 1/2015, giá tôm trên thị trường Nhật Bản tiếp tục xu hướng giảm so với các tháng cuối năm 2014 tuy nhiên từ tháng 2 đến tháng 4/2015, giá tăng đều đặn từ 11 USD/kg lên 12 USD/kg. Trong 2 năm 2013 - 2014, NK tôm vào Nhật Bản lần lượt đạt 2,9 và 2,7 tỷ USD, giảm so với các năm trước đó. Kinh tế Nhật Bản vẫn chưa cải thiện nhiều khiến nhu cầu tiêu thụ tôm giảm.

Bên cạnh những mặt tích cực mà Nghị định số 36/2014/NĐ- CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra đem lại, nhiều doanh nghiệp (DN) cho rằng vẫn còn một số bất cập liên quan đến phương thức quản lý và giá thành xuất khẩu.

Ngày 22-6, bà Nguyễn Thị Hòa, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang cho biết gia đình đang thu hoạch ớt với giá 45.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao so với nhiều năm qua, đã mang lại mức thu nhập khá cho người trồng ớt.

Tiếng thơm về quế Nậm Đét (Bắc Hà - Lào Cai) cùng câu chuyện “di thực” giống quế về trồng ở vùng đất này đã đi qua hơn 40 mùa quế dóc vỏ. Không riêng ở Nậm Đét, những đồi quế, nương quế trở thành nguồn thu nhập lớn cho nhiều gia đình trong tỉnh, làm “thay da, đổi thịt” biết bao miền quê. Đi đến đâu cũng nghe người dân bàn về việc trồng quế, nói chuyện về thu mua quế. Đó là câu chuyện của thời kỳ cây quế “lên ngôi”...

Thời gian qua, nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đã cải thiện thu nhập nhờ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen lấy gương. Tuy nhiên, việc tiêu thụ gương sen tại thành phố phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Để nghề trồng sen phát triển bền vững, nông dân rất cần có doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm nhằm giúp giá cả đầu ra sản phẩm ổn định…