Tâm sáng của những chi hội trưởng lão làng
“Tham gia công tác hội, đi suốt ngày bị vợ, con la; cấp trên triển khai công việc mà không truyền đạt lại hết ý cho hội viên thì bị cấp trên la;
Hội viên đề đạt nguyện vọng mà không báo cáo lại đầy đủ với cấp trên, nguyện vọng hội viên bị “treo” thì bị hội viên la” - ông Lê Văn Xin - chi hội trưởng “lão làng” phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu (Đà Đẵng) dí dỏm chia sẻ.
Ở TP.Đà Nẵng có đến vài chục “già làng” như vậy.
Riêng Hội ND phường Hòa Cường Bắc (Hải Châu) có đến 3 cụ.
“Trẻ” nhất trong số này là ông Tạ Ngọc Hoán, sinh năm 1940 (75 tuổi), đang là CHT chi hội ND 9; các ông Trần Văn Bánh (CHT chi hội 1), Lê Văn Xin (CHT chi hội 10) đều đã 79, 80 tuổi.
Công tác “3 la”
Ông Tạ Ngọc Hoán (trái)- Chi hội trưởng Chi hội ND 9, phường Hòa Cường Bắc trao đổi công việc với các hội viên.
Cả ba cụ Hoán, cụ Bánh, cụ Xin đều vào Hội ND từ năm 1978 và là hội viên đầu tiên của chi hội.
Trước đó, họ là cán bộ đội sản xuất, thuộc các hợp tác xã nông nghiệp.
Các cụ làm CHT tính đến nay đã 35 năm.
Trong đó, chỉ 5 năm gần đây các cụ mới có phụ cấp mỗi tháng vài trăm ngàn đồng, còn 30 năm về trước là làm “chay”.
Ông Lê Văn Xin ví làm CHT là công tác “3 la” – bị 3 phía la mắng, trách móc.
Ông Xin dí dỏm: “Tham gia Hội, đi suốt bị vợ, con la; cấp trên triển khai chủ trương, công việc mà không truyền đạt lại hết ý cho hội viên ở dưới thì bị cấp trên la; hội viên cấp dưới đề đạt nguyện vọng mà không báo cáo lại đầy đủ với cấp trên, dẫn đến nguyện vọng hội viên bị “treo” thì bị hội viên la.
Phía nào cũng la được nhưng quyền lợi thì chẳng có gì”.
Bị la là vậy, ấy nhưng các cụ vẫn giữ “chức” CHT mấy chục năm liền, vì hội viên và Hội cấp trên chưa ưng để các cụ nghỉ.
Ông Trần Văn Lý (64 tuổi)- Phó Chủ tịch Hội ND phường Hòa Cường Bắc chia sẻ: “Có những hội viên chẳng may tai nạn phải cấp cứu, đúng lúc trong nhà không có một đồng, “già làng” liền ra tay quyên góp, nhanh chóng có ngay 5-7 triệu đồng làm thủ tục nhập viện cho hội viên.
“Nhờ vậy mà họ tập hợp hội viên được, nói hội viên nghe.
Những chủ trương, chính sách trên đưa xuống, họ triển khai nhẹ nhàng, thuận lợi”.
Phê bình cả bí thư
"Nhiều việc không thuộc về trách nhiệm CHT, quy định trong Điều lệ Hội NDVN, nhưng các cụ CHT vẫn làm, miễn việc đó hội viên cần, xã hội không cấm.
Họ xem hội viên trong chi hội như người một gia đình”. Ông Trần Văn Lý - Phó Chủ tịch Hội ND phường Hòa Cường Bắc
Làm CHT chi hội ND, nhưng các cụ kiên quyết không muốn mang tiếng tư lợi.
Con cái trong nhà muốn vay vốn Quỹ HTND của Hội, nhưng các cụ ngại “duyệt”, sợ bà con xì xào.
“Danh sách cho hội viên vay vốn mà các chi hội gửi lên, bao giờ chúng tôi cũng phải đi kiểm tra lại, xem có đúng đối tượng không.
Riêng danh sách từ các “già làng” gửi lên, chúng tôi rất yên tâm.
Các cụ làm rất kỹ, công tâm, minh bạch” – Phó Chủ tịch Hội ND phường Hòa Cường Bắc Trần Văn Lý nói.
Có tâm sáng, vì cái chung nên các cụ rất thẳng thắn khi đối diện với những việc làm, lời nói không đúng, dù đó là cấp nào.
Ông Tạ Ngọc Hoán có lần tổ chức sinh hoạt chi hội, đưa giấy mời bí thư chi bộ khối phố tham dự.
Ông bí thư cầm giấy mời và nói: “Bữa ni còn ND đâu nữa mà họp với hội!”.
Ông Hoán phê bình ngay và đưa vấn đề ra cuộc họp của phường.
Ông bí thư chi bộ phải xin lỗi “cụ” Hoán.
“Chúng tôi nghỉ thì vẫn là hội viên, vẫn gắn bó với chi hội”-ông Hoán bày tỏ.
Có thể bạn quan tâm
Trong nửa đầu tháng 7/2013, có 2 cuộc họp quan trọng tại ĐBSCL do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chủ trì để bàn giải pháp cứu ngành cá tra.
Vụ lúa Đông Xuân 2013 - 2014 được dự báo vẫn còn không ít khó khăn, thách thức về thiên tai, dịch bệnh cũng như những bất lợi về giá cả và thị trường tiêu thụ lúa gạo. Song, nếu tuân thủ khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bà con nông dân chẳng những có được một vụ mùa bội thu, mà còn tiết kiệm được chi phí và giảm đáng kể giá thành sản xuất.
Đây là lần đầu tiên tỉnh Gia Lai tổ chức thả cá ra các ao hồ tự nhiên nhằm tái tạo nguồn cá nước ngọt. Đồng thời hỗ trợ người dân đánh bắt cá theo phương thức truyền thống, tạo nguồn thực phẩm tại chỗ cho người dân sinh sống khu vực gần hồ.
Cụ thể, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 2 hộ thuộc thôn Giếng Êm, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn với tổng đàn gồm 700 con vịt, 475 con gà. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, Chi cục Thú y tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo địa phương thực hiện tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, vệ sinh, tiêu độc khử trùng xung quanh ổ dịch. Như vậy, tính đến ngày 14/10, cả nước còn tỉnh Hòa Bình có dịch cúm gia cầm, tỉnh Quảng Nam có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.
Bão số 10 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, riêng đối với lĩnh vực thủy sản hầu hết diện tích nuôi trồng đều bị ngập, trong đó có nhiều hộ bị mất trắng.