Nông dân phố trổ tài thử trồng đặc sản vùng núi
Su su là thực phẩm tốt cho sức khoẻ của con người.
Do đó, chúng ta nên chế biến để dùng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày.
Cùng trồng những ngọn su su mơn mởn trong nhà bạn nhé:
1. Thời vụ
Tốt nhất là trồng su su vào tháng 9 âm lịch để cho thu hoạch quả từ tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau. Nếu trồng sớm quá (tháng 8 âm lịch) hoặc trồng muộn quá (tháng 10, 11 âm lịch) thời tiết bất lợi cho su su ra và đậu quả, năng suất quả sẽ không cao.
2. Chọn giống
Chọn quả to, vừa, mầm to khỏe mới nhú, đã ra rễ mới là quả giống tốt.
3. Tiến hành trồng
Đào hố rộng 60 cm, sâu 40-50 cm, cho nhiều phân chuồng, mùn rác, 0,3 kg phân lân, 0,1 kg kali sau đó dùng đất bột lấp kín quả chỉ để hở mầm.
Tưới ẩm hàng ngày, vài ngày sau ngọn su su sẽ mọc lên.
Su su bắt đầu ra lá thật và sau vài ngày su su đã mọc tua bám.
4. Chăm sóc và phòng sâu bệnh
Che nắng cho quả lúc mới trồng để bảo vệ quả. Khi cây mọc 0,5 - 1m cắm cọc hoặc buộc dây cho cây lên giàn.
Khi cây lên giàn dùng phân bón hoặc nước giải ngâm pha loãng tưới quanh gốc.
Khi su su lên cao 0,5m thường bị rệp muội làm quăn ngọn, cần phát hiện sớm phun thuốc trừ thì su su mới lên được, nếu không su su sẽ chùn ngọn lại và phân nhánh sớm, sau này quả sẽ không nhiều
5. Thu hoạch
Khi su su vừa tới lứa thì thu hoạch. Chú ý nếu để già, vỏ quả sẽ cứng và ăn không ngon.
Hiện nay susu có thể trồng lấy ngọn để làm rau ăn (giống ngọn bí) hoặc thu quả. Su su trồng đúng mùa vụ (thường trồng vào tháng 9,10 âm lịch) sẽ cho nhiều quả.
Su su là thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp dạ dày hoạt động khỏe mạnh và hiệu quả hơn.
Chúc bạn luôn biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình thật hợp lý bằng những biện pháp đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện mà hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Ông Huỳnh Văn Huệ - đại diện Tổ cây ăn trái Trung An cho biết hàng năm có khoảng 25.000 lượt khách đến tham quan, nghỉ mát tại các vườn trong tổ. Doanh thu từ vé và các dịch vụ khác đạt khoảng 1,8 tỷ đồng/năm.
Không cần vốn nhiều, dụng cụ đánh bắt rẻ tiền, dễ tiêu thụ sản phẩm, mỗi ngày thu nhập trung bình 200.000 - 300.000 đồng, nhiều người sống khỏe nhờ nghề này.
Khu vực chăn nuôi theo mô hình khép kín bằng công nghệ sinh học của Hợp tác xã (HTX) Quý Long, xã Thái Long, TP.Tuyên Quang (Tuyên Quang) chỉ vỏn vẹn 400m2, nhưng doanh thu đạt gần 5 tỷ đồng/năm.
Mới ra đời từ năm 2011, “gạo nhân tạo” còn quá mới để thuyết phục người tiêu dùng, nhưng dù sao hướng đi của các nhà khoa học Indonesia trong chuyện tìm kiếm sản phẩm thay thế gạo hoàn toàn đúng đắn. Bài học “gạo nhân tạo” của Indonesia đáng để nhiều quốc gia học hỏi.
Người nuôi tôm ở phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa trong những ngày này như ngồi trên đống lửa. Tôm thả được khoảng 2 tháng thì bỗng nhiên chết hàng loạt. Nhiều hộ nuôi bị mất trắng mấy chục vạn tôm, không vớt vát được đồng nào.