Huyện Cẩm Thủy Cải Tạo 641 Ha Vườn Tạp

Huyện Cẩm Thủy có 1.381,91 ha vườn. Trước đây việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp.
Để giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất và nâng cao đời sống, phát triển kinh tế gia đình, từ năm 2012, UBND huyện Cẩm Thủy xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp theo chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2012-2015.
Trên cơ sở điều kiện thổ nhưỡng, nguồn lao động của các xã, huyện chủ trương xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, với hình thức cải tạo vườn tạp phù hợp, đồng thời cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc đến từng hộ dân.
Đến nay, toàn huyện đã cải tạo được 641 ha vườn tạp, với nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, tiêu biểu như: mô hình trồng 5,5 ha cây gấc thương phẩm tại các xã: Cẩm Vân, Cẩm Phú, Cẩm Châu, Cẩm Lương; 1 ha cây nghệ vàng tại 2 xã Cẩm Ngọc và Cẩm Quý; 0,5 ha trồng mít Thái tại xã Cẩm Châu; mô hình trồng mía tím tại các xã Cẩm Lương, Cẩm Thành, Cẩm Ngọc, Cẩm Phú...
Huyện Cẩm Thủy phấn đấu đến năm 2015, mỗi thôn, làng có từ 1 đến 2 mô hình điểm về cải tạo vườn tạp; 100% hộ gia đình thực hiện việc bố trí cây trồng hệ vườn tạp phù hợp, cho hiệu quả kinh tế và mang tính bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Được một cán bộ Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) giới thiệu, chúng tôi háo hức vượt hơn 10km đường rừng lên núi cao để đến thăm mô hình nuôi cá tầm của ông Mai Thanh Lâm (62 tuổi, ngụ tổ dân phố 13, thị trấn Mađaguôi). Trại cá tầm của ông Lâm ở dưới chân thác Ba Tầng.

Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đang tích cực chăm sóc lúa Xuân song song với chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ mùa tới.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng vừa cho biết, do những trận mưa lớn, mưa đá diễn ra liên tục trong thời gian qua khiến cho sản lượng rau của tỉnh bị giảm.

Nguyên nhân do vừa thu hoạch xong đợt cho trái lần 2 thì nhiều vườn ớt xuất hiện tình trạng cây chết hàng loạt.

Để góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh Vĩnh Long đã xuống giống trên 25.000ha rau màu các loại, đạt hơn 50% kế hoạch năm, tăng gần 200ha so với cùng kỳ năm 2014.