Huyện Cẩm Thủy Cải Tạo 641 Ha Vườn Tạp
Huyện Cẩm Thủy có 1.381,91 ha vườn. Trước đây việc sử dụng đất vườn của các hộ dân chưa phù hợp, còn trồng nhiều loại cây tạp, hiệu quả kinh tế thấp.
Để giúp nông dân thay đổi tập quán sản xuất và nâng cao đời sống, phát triển kinh tế gia đình, từ năm 2012, UBND huyện Cẩm Thủy xây dựng kế hoạch cải tạo vườn tạp theo chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2012-2015.
Trên cơ sở điều kiện thổ nhưỡng, nguồn lao động của các xã, huyện chủ trương xây dựng các vùng sản xuất nông sản hàng hóa, với hình thức cải tạo vườn tạp phù hợp, đồng thời cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc đến từng hộ dân.
Đến nay, toàn huyện đã cải tạo được 641 ha vườn tạp, với nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế, tiêu biểu như: mô hình trồng 5,5 ha cây gấc thương phẩm tại các xã: Cẩm Vân, Cẩm Phú, Cẩm Châu, Cẩm Lương; 1 ha cây nghệ vàng tại 2 xã Cẩm Ngọc và Cẩm Quý; 0,5 ha trồng mít Thái tại xã Cẩm Châu; mô hình trồng mía tím tại các xã Cẩm Lương, Cẩm Thành, Cẩm Ngọc, Cẩm Phú...
Huyện Cẩm Thủy phấn đấu đến năm 2015, mỗi thôn, làng có từ 1 đến 2 mô hình điểm về cải tạo vườn tạp; 100% hộ gia đình thực hiện việc bố trí cây trồng hệ vườn tạp phù hợp, cho hiệu quả kinh tế và mang tính bền vững.
Related news
Nằm ngoài vùng dịch bệnh, không có tình trạng gia cầm nhập lậu tại địa phương, nhưng người chăn nuôi ở Vĩnh Phúc vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ nặng.
Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã chuyển đổi từ nuôi heo, gà sang nuôi các loại đặc sản như heo rừng, rắn, chim trĩ, cá sấu… Đây là các loại vật nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định, lãi cao.
Thời gian gần đây, do sức hấp dẫn từ hiệu quả kinh tế của nghề nuôi cá lóc giống mang lại nên có rất nhiều nông dân trong tỉnh An Giang đã đổ xô đào ao cá lóc. Việc mở rộng diện tích nuôi cá lóc tự phát trên nền đất lúa không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước.
Sáng ngày 16/8, Hội nghị Hợp tác 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân) về đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả nhãn chín muộn giá trị cao năm 2013 được tổ chức tại xã Đại Thành, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
Tại Trà Vinh, trong khi phần lớn các hộ nuôi tôm đều bị thua lỗ hoặc huề vốn, thì những hộ tuân thủ nghiêm mỗi biện pháp kỹ thuật gặt hái được kết quả rất khả quả - nhất là những hộ chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu của loại tôm này tiếp tục được mở rộng.