Tôm Cả Nước Trúng Giá!
Hiện nay, do nhu cầu tiêu dùng lớn, nguồn cung ở các địa phương thiếu đã đẩy giá các loại tôm lên cao. Điều đó đã giúp người nuôi có thêm lợi nhuận để đầu tư tái sản xuất tốt hơn.
Giá cao ở cả ba miền
Thời gian qua, người nuôi tôm trong cả nước từ miền Bắc, miền Trung tới ĐBSCL đều phấn khởi khi giá cả các loại tôm cuối năm đều tăng. Tại Khánh Hòa, giá tôm hùm loại 1 hơn 2 triệu đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Tại Phú Yên, giá tôm hùm bông loại 1 cũng đạt kỷ lục 2 triệu đồng/kg và cao hơn 600 nghìn đồng/kg so với năm ngoái.
Tại Yên Hưng (Quảng Ninh) một trong những vùng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh cũng thu hoạch vụ cuối năm. Tính đến nay, toàn huyện Yên Hưng đã thu hoạch được 2.169 tấn tôm các loại. Trong đó tôm thẻ chân trắng là 1300 tấn. Giá tôm về cuối năm khá cao: tôm thẻ chân trắng bán với giá từ 120.000- 155.000 đồng/kg (tăng từ 30.000-70.000 đồng/kg so với năm 2010); tôm sú bán với giá từ 150.000-300.000 đồng/kg (tăng từ 30.000-100.000 đồng/kg so với năm 2010), đã mang lại lợi nhuận cho người nuôi.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến hết tháng 9/2011 diện tích tôm thả nuôi là 643.265 ha, bằng 97,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó diện tích thả tôm sú là 615.302 ha, tôm thẻ chân trắng 27.963 ha. Đến nay đã thu hoạch 239.918 ha. Tổng sản lượng tôm đã thu hoạch đạt 252.506 tấn, bao gồm 178.446 tấn tôm sú và 74.060 tấn tôm thẻ chân trắng. |
Khi những cơn lũ hung dữ kéo nhau về ĐBSCL thì cũng là lúc người dân An Giang, Đồng Tháp bước vào mùa thu hoạch tôm càng xanh mùa lũ. Tại Tam Nông (Đồng Tháp) có 131 hộ nuôi với 701 ha. Sau khi thu hoạch, tổng sản lượng đạt 1.200 tấn tôm. Giá bán từ 100.000-240.000 đồng/kg (cao hơn năm 2009 từ 25.000-45.000 đồng/kg).
Niềm vui chưa trọn vẹn
Mặc dù tôm hùm ở Phú Yên và Khánh Hòa được giá cao nhưng người nuôi không có tôm để bán. Nguyên nhân chính là do thiếu vốn, giá tôm hùm giống cũng khá cao. Tại Khánh Hòa giá lên tới 315.000 đồng/con (cỡ bằng chiếc đũa). Tại Phú Yên, do cuối năm 2009 nhiều người nuôi bị thiệt hại nặng vì bão lũ nên đầu năm 2010 không đủ khả năng mua tôm giống thả dẫn đến tình trạng không có tôm thương phẩm để bán. Bên cạnh đó, chi phí về thức ăn cũng tăng nên sau khi trừ chi phí lãi cũng không được nhiều, trong khi đó, nuôi tôm hùm rất khó và thời gian nuôi dài nên rủi ro cũng không ít.
Tại Yên Hưng, do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên vào thời điểm cuối năm chủ yếu thả nuôi theo hình thức rải vụ. Biện pháp này sẽ giảm bớt được rủi ro về thời tiết và bệnh tật. Tuy nhiên, sản lượng tôm thu hoạch không đủ đáp ứng nhu cầu nên khiến cho giá thành tăng cao. Một phần nữa là người nuôi phải đầu tư nhà bạt để nuôi, chi phí thức ăn và chất dinh dưỡng phòng bệnh cũng phải sử dụng nhiều hơn nên lợi nhuận mang lại cũng không lớn.
Có thể bạn quan tâm
Tại chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai), ngoài các mặt hàng phục vụ Tết thì mấy ngày nay xuất hiện thêm một loại hàng hóa rất đặc biệt, đó là khu vực bán cỏ để giúp cho người dân chăm sóc đàn đại gia súc tốt hơn trong mùa đông.
Những ngày này, về xã An Xuân (Tuy An, Phú Yên), mọi người có thể bắt gặp những “nàng” ngựa thong dong thồ nông sản từ các khu sản xuất về nhà dân. Theo các cụ cao niên, do địa hình hiểm trở, đa phần rộng, rẫy ở vùng núi, dốc đứng nên từ bao đời nay, những con ngựa thồ đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân nơi đây.
Vụ chiêm - xuân năm nay, huyện Như Thanh (Thanh Hoá) phấn đấu gieo cấy 3.197 ha; trong đó 75% diện tích cấy giống lúa lai, 85% diện tích bón phân viên dúi sâu.
Chỉ có 300 m2 đất vườn, nên ông Đồng Rân, ở thôn 2, xã Nghĩa Dõng (TP. Quảng Ngãi) quyết định tận dụng để chăn nuôi và trồng cà chua.
Những năm gần đây, ngoài sản xuất lúa hàng hóa, nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) còn nhân rộng mô hình sản xuất lúa giống. Những nông dân có điều kiện về đất đai, tâm huyết với nghề đã tập hợp, liên kết để cùng trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cung ứng lúa giống cho thị trường.