Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

HTX Phan Long và sản phẩm thanh long sấy khô

HTX Phan Long và sản phẩm thanh long sấy khô
Ngày đăng: 16/07/2015

Kỳ vọng vào sản phẩm mới

Nằm trên trục đường Đặng Văn Lãnh (nối dài) thuộc thôn Xuân Phú, xã Phong Nẫm, TP. Phan Thiết, nhà xưởng với diện tích hơn 130 m2 của Hợp tác xã (HTX)  Phan Long còn khá khiêm tốn. Tuy vậy, anh Trương Lương - Giám đốc HTX  Phan Long vẫn chia sẻ với chúng tôi với vẻ đầy lạc quan, tin tưởng khi giới thiệu sản phẩm thanh long sấy khô của HTX. Dẫn chúng tôi tham quan dây chuyền sản xuất, anh Lương cho biết, HTX được thành lập từ năm 2011, với 11 thành viên.

Sản phẩm thanh long sấy khô  được sản xuất bằng dây chuyền sấy chân không hiện đại, với giá trị đầu tư  gần 1 tỷ đồng. Năng suất hoạt động thành phẩm khoảng 35 kg khô/ca. Trong đó, để có được 1 kg thanh long khô cần đến 12 - 14 kg thanh long tươi. Hiện tại, thanh long thành phẩm được bán với giá 380.000 đồng/kg, giảm hơn 40.000 đồng/kg so thời điểm trước đó. Thanh long sau khi sấy, giữ gần như nguyên vẹn về màu sắc, mùi vị đặc trưng của sản phẩm và không sử dụng bất cứ phụ gia nào.

Đây chính là một trong những điểm nhấn để thanh long sấy khô được thị trường ưa chuộng. Đáng phấn khởi, mặc dù còn khá mới mẻ, nhưng mặt hàng này đang chuẩn bị được xuất sang các nước như Mỹ, Anh và một số thị trường Trung Đông. Riêng ở thị trường trong nước, HTX đang xúc tiến quảng bá sản phẩm ở một số công ty lữ hành; TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các điểm karaoke, hàng lưu niệm trong tỉnh. Đặc biệt, thời gian vừa qua, sản phẩm thanh long sấy khô của HTX Phan Long đã được giới thiệu, gửi sản phẩm tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN 2014. Từ đó góp phần nâng cao giá trị, quảng bá thương hiệu của đơn vị. Mới đây, HTX Phan Long đã trở thành thành viên của Liên hiệp HTX thanh long Bình Thuận, nhằm nâng tầm vị thế của HTX.

Còn nhiều khó khăn

Tuy nhiên, quá trình sản xuất, HTX gặp không ít khó khăn, do chi phí đầu vào cao, dây chuyền sản xuất còn phải làm thủ công như quá trình rửa sạch trái thanh long tươi, đưa vào lột vỏ xắt lát  sau đó mới đưa vào máy sấy. Bình quân mỗi mẻ sấy mất khoảng 15 tiếng, với năng suất khoảng 30 - 35 kg thanh long khô. Nhưng chỉ riêng chi phí nhiên liệu (điện) khoảng 1 triệu đồng/mẻ, dẫn đến giá bán thành phẩm khá cao. Hơn nữa, do sản phẩm thanh long sấy còn khá “lạ” trên thị trường, đòi hỏi đơn vị phải tích cực, từng bước nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm.

Trong khi đó, khó khăn lớn nhất của HTX hiện nay là thiếu vốn và rất mong muốn có nguồn quỹ cho vay đầu tư. Giám đốc HTX Phan Long cho biết: “Ngay khi xoay xở được nguồn vốn, chúng tôi sẽ đầu tư một máy xắt lát, máy cân định lượng, dây chuyền đóng gói... Đây là những dụng cụ thiết yếu, nhằm tiết kiệm nhân công, chi phí đầu tư và nâng cao chất lượng sản phẩm. Mặt khác, HTX đang tiếp tục tìm kiếm khách hàng, đầu tư mở rộng nhà xưởng, mở rộng thị trường...”.  Được biết, hiện nay Trung tâm Khuyến công (Sở Công Thương Bình Thuận) đang thực hiện dự án để hỗ trợ cho HTX 35 triệu đồng tiền bao bì đóng gói sản phẩm. Đây là bước khởi đầu để HTX Phan Long vượt qua khó khăn, tạo điểm nhấn mới trong công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch.   


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Hành, Tỏi, Cà Rốt Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Hành, Tỏi, Cà Rốt

Bệnh lở cổ rễ đã hại khoảng 25 ha hành, tỏi, tập trung tại các xã Nam Trung, Nam Chính, Quốc Tuấn (Nam Sách). Ngoài ra, bệnh khô đầu lá, nghẹt rễ cũng bắt đầu hại hành, tỏi. Trên 40 ha cà rốt đã bị nhiễm bệnh thắt gốc với tỷ lệ bệnh trung bình 5-7%, chủ yếu xuất hiện tại các xã Đức Chính, Cẩm Văn (Cẩm Giàng), Thái Tân (Nam Sách). Hàng chục ha cà rốt ở Đức Chính, Cẩm Văn còn bị tuyến trùng gây hại rễ cây, nơi cao có 50% số cây bị hại.

29/10/2013
Trao Tàu Cá Trị Giá 5 Tỷ Đồng Cho Nghiệp Đoàn Nghề Cá An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) Trao Tàu Cá Trị Giá 5 Tỷ Đồng Cho Nghiệp Đoàn Nghề Cá An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi)

Sáng 28.10, tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Quỹ tấm lòng vàng Người Lao Động đã tổ chức lễ bàn giao một tàu cá trị giá hơn 5 tỷ đồng cho Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn. Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh đã đến dự.

30/10/2013
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Bò Sữa Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Bò Sữa

Nuôi bò sữa, nhiều hộ dân ở xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng đã vươn lên thoát nghèo, phát triển kinh tế bền vững. Trở lại xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng những ngày này mọi người đều cảm nhận được khát vọng mãnh liệt vươn lên thoát nghèo của bà con nơi đây. Nhiều bà con cho biết, nhờ mô hình chăn nuôi bò sữa của dự án do Canada tài trợ, một trong những chương trình an sinh xã hội trợ giúp cho hộ nghèo và cận nghèo đã giúp cuộc sống của bà con được cải thiện rất nhiều

30/10/2013
VietGAP Giúp Nghề Nuôi Thủy Sản Bền Vững Hơn VietGAP Giúp Nghề Nuôi Thủy Sản Bền Vững Hơn

Do đó, vấn đề còn lại để thực hiện tốt vấn đề ATVSTP trong thủy sản Việt Nam là kiểm soát ngay từ các yếu tố đầu vào và trong quá trình nuôi trồng mà VietGAP là một trong những quy trình sản xuất tốt giúp đảm bảo điều đó.

31/10/2013
Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng An Toàn

Ngày 29-10, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh đã có buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới về thực hiện Dự án LIFSAP trên địa bàn tỉnh.

31/10/2013