Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tái Canh Cây Cà Phê Già Cỗi Không Dễ

Tái Canh Cây Cà Phê Già Cỗi Không Dễ
Ngày đăng: 29/12/2014

Nhiều năm qua, Việt Nam phải nhập khẩu thêm cà phê nguyên liệu để phục vụ cho xuất khẩu, do nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng. Nguyên nhân một phần do tỉ lệ cây cà phê già cỗi lớn làm giảm sản lượng

Bài học từ Colombia, Indonesia cho thấy khi cây cà phê già cỗi từ 50 - 60 năm họ mới tiến hành tái canh làm cho sản lượng giảm đột ngột ảnh hưởng đến nền kinh tế, đời sống người trồng cà phê. Do đó Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam đã có kiến nghị sớm xây dựng kế hoạch tái canh nhằm phát triển ngành cà phê bền vững.
Theo kế hoạch, diện tích khai thác cà phê nên giữ ở mức 500.000 ha, tuy nhiên đến nay, diện tích này đã tăng lên 622.168 ha (diện tích kinh doanh là 574.314 ha). Được biết diện tích cà phê già cỗi trên 20 năm tuổi hiện nay là 86.000 ha. Ngoài ra còn có trên 40.000 ha dưới 20 năm tuổi nhưng đã có dấu hiệu già cỗi, sinh trưởng chậm, năng suất và chất lượng thấp. Theo đó, từ 5 - 10 năm tới, cần phải thay thế 140.000 - 160.000 ha. Nếu không sớm tái canh thì sản lượng sẽ không đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Bằng chứng là trong nhiều năm qua, Việt Nam phải nhập khẩu nguyên liệu cà phê từ Lào và Indonesia mới có đủ hàng để xuất khẩu.
Cái khó của tái canh là đối với người trồng phải mất 1,5 - 2 năm để cải tạo đất, sau đó trồng lại phải mất thêm 3 năm nữa mới có thu hoạch. Tức khoảng 4 năm không có thu nhập, vốn vay lớn, lãi suất cao nên người trồng ngại tái canh. Vấn đề này cần sự hỗ trợ từ nhiều nguồn ngân hàng, doanh nghiệp, ngân sách địa phương.
Theo tính toán nguồn vốn tái canh cà phê khoảng 22.500 tỉ đồng (tạm tính cho 150.000 ha, với suất đầu tư tái canh khoảng 150 triệu đồng/ha, có nơi từ 160 - 200 triệu/ha). Lãi ưu đãi cho đầu tư chăm sóc, vay tái canh từ 4% - 5%/năm và cho phép ân hạn trả lãi 3 năm đầu khi chưa thu hoạch, lãi nhập gốc, cho phép vay ưu đãi 2 năm để trồng mới. Cơ quan chức năng cũng phải hỗ trợ về kỹ thuật làm đất, hệ thống tưới tiêu, phòng ngừa sâu bệnh, chọn được giống cây tốt.
Ông Trang Quang Thành, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong nhiều năm qua, thực hiện tái canh cà phê trên địa bàn nhưng kết quả chưa cao. Việc tái canh không chỉ gặp khó ở khâu tổ chức sản xuất, thiếu vốn đầu tư mà còn hạn chế trong việc tìm ra giải pháp kỹ thuật tổng hợp có cơ sở khoa học và đáp ứng nhu cầu thực tế. Do diện tích cây cà phê nhỏ lẻ nên khó thống kê chính xác. Một số vườn cà phê tái canh họ trồng ngay chứ không chờ xử lý đất đúng kỹ thuật. Người dân tiếp cận vốn ưu đãi khó khăn, còn lãi suất ngân hàng quá cao 9% - 9,5%/năm. Thiếu cơ chế chính sách cụ thể về đất đai, lãi suất, cây giống, mô hình.
Ông Trần Văn Chương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kon Tum, cung cho biết cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng chưa được quy hoạch chi tiết nên khó cho công tác thực hiện, xác định những diện tích cần tái canh ở vùng phù hợp, loại bỏ những diện tích ở những vùng không phù hợp để chuyển đổi sang cây trồng khác. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa hộ trồng cà phê và doanh nghiệp theo mô hình liên kết chuỗi giá trị.
Tại Lâm Đồng cũng chưa nắm được chính xác diện tích tái canh của hộ dân, hộ tái canh ít nhưng lại kê khai nhiều. Chính quyền xã cũng không có kinh phí để kiểm tra từng hộ, dẫn đến tình trạng xác nhận diện tích nhiều so với thực tế, kể cả một số hộ không có đất vẫn xác nhận.
Còn tại Đắk Nông. việc tiếp cận vốn cho nông dân tái canh là rất khó, ngân hàng chưa thật sự chú ý đến lĩnh vực tái canh, cũng như chưa hướng dẫn cho nông dân trong việc vay vốn cho tái canh. Khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, giá cà phê trong nhiều năm qua có chiều hướng giảm, hiệu quả trồng cà phê thấp, do đó nông dân không còn mặn mà đầu tư mà chuyển sang trồng một số cây trồng khác có hiệu quả cao hơn như hồ tiêu, cây ăn trái.
Theo Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam, do thời tiết không thuận lợi, thiếu hụt nước tưới tiêu, mùa mưa trong năm đến sớm nhưng lượng mưa thấp; dự báo sản lượng cà phê vụ 2014 - 2015 sẽ giảm từ 20% - 25% so với vụ trước. Cà phê Robusta ở Tây Nguyên còn bị “cúm” khi ra hoa, khô hạn nhiều vùng.


Có thể bạn quan tâm

Giá Dưa Hấu Xuống Thấp, Người Trồng Lỗ Nặng Giá Dưa Hấu Xuống Thấp, Người Trồng Lỗ Nặng

Hiện nay, điểm bán dưa tại ngã ba Ông Văn (Long Bình Điền, Chợ Gạo, Tiền Giang) và các điểm bán dưa khác dọc tuyến Quốc lộ 50, dưa hấu có giá từ 2000 - 4000 đồng/kg, còn thương lái mua lại ruộng dưa có giá từ 1000 - 20000 đồng/kg, một mức giá rất thấp làm cho người trồng dưa lỗ nặng.

19/08/2013
Loài Cây Chống Biến Đổi Khí Hậu, Thêm Thu Nhập Loài Cây Chống Biến Đổi Khí Hậu, Thêm Thu Nhập

Trồng bần ven sông không chỉ nhằm giúp chắn sóng, giữ đất phù sa bảo vệ diện tích đất chống sạt lở hiệu quả, mà còn giúp cho hàng trăm hộ dân nghèo có thêm thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống.

19/08/2013
Nghề Nuôi Lợn Thịt Lai F1 Sạch Nghề Nuôi Lợn Thịt Lai F1 Sạch

Thịt lợn sạch là khái niệm để chỉ loại thịt từ lợn không dùng chất kháng sinh, kích thích trong quá trình nuôi. Trường Trung cấp nghề T.Ư Hội NDVN đã xây dựng giáo trình dạy nghề này ở trình độ sơ cấp (3 tháng).

19/08/2013
Nhọc Nhằn Vùng Nuôi Tôm Nhọc Nhằn Vùng Nuôi Tôm

Trước đây, 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai) nổi tiếng là vùng nuôi tôm công nghiệp khá hiệu quả. Song do nguồn nước ô nhiễm, dịch bệnh, nhiều “đại gia” nuôi tôm đã trắng tay. Hiện nhiều hộ đã chuyển qua nuôi tôm quảng canh nhưng thu nhập không cao.

20/08/2013
Chưa Phát Hiện Tưới Rau Muống Bằng Nhớt Chưa Phát Hiện Tưới Rau Muống Bằng Nhớt

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM chưa phát hiện hộ nông dân nào dùng nhớt tưới cho rau muống nước trước thông tin đăng trên báo chí cũng như dư luận người tiêu dùng đồn thổi trong thời gian qua.

20/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.