19.000 Nông Dân Tham Gia Sản Xuất Cà Phê Bền Vững 4C
Tính đến cuối năm 2014, trên toàn quốc đã có khoảng 19.000 nông dân sản xuất cà phê theo chuẩn quốc tế 4C, bộ quy tắc sản xuất cà phê bền vững chung cho cộng đồng cà phê quốc tế, trong khuôn khổ dự án NESCAFÉ Plan.
So với năm 2013, số lượng nông dân tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn 4C đã tăng 51%, góp phần đẩy mạnh hoạt động canh tác cà phê bền vững trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường.
Để có được con số ấn tượng này, trong suốt thời gian qua, dự án NESCAFÉ Plan đã tích cực tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho nông dân về tiêu chuẩn 4C tại Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chỉ trong vòng một năm từ 77 khóa đào tạo được tổ chức năm 2013, đến cuối năm 2014 đã tăng lên 923 khóa. Ngoài ra dự án còn hỗ trợ kỹ thuật cho khoảng 31.000 lượt nông dân trong năm 2014.
Hoạt động này đã góp phần tăng mạnh diện tích cà phê tuân thủ 4C. Diện tích cà phê đạt chứng nhận 4C trong khuôn khổ dự án Nescafé Plan tăng từ 10.000 hecta năm 2013 lên 20.000 hecta sau một năm.
Ông Lê Quang Dũng, nông dân trồng cà phê tại thôn 7, xã Dak Wer, tỉnh Đăk Nông cho biết việc tham gia chương trình và các lớp tập huấn đã tạo điều kiện cho những nông dân như ông nâng cao tay nghề, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn bền vững quốc tế để cà phê Việt Nam bán ra thị trường quốc tế với giá cao hơn trước đây.
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám Đốc Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Lâm Đồng cho biết diện tích cà phê đạt chuẩn bộ quy tắc quốc tế 4C sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững đang tăng lên cũng nhờ vào sự gắn kết của các đơn vị từ khuyến nông đến các doanh nghiệp như Nestlé với nông dân thông qua dự án NESCAFÉ Plan.
Có thể bạn quan tâm
Hai năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã rất vất vả khi Nhật Bản tăng cường kiểm tra dư lượng Trifluralin và Enrofloxacin với mức rất khắt khe, thấp hơn 10 lần so với tôm xuất sang EU. Sang năm 2012, tiếp tục chất Ethoxyquin cũng bị phía Nhật Bản kiểm soát đối với riêng tôm Việt Nam mà không kiểm soát chất này trong tôm Thái Lan, Indonesia…
Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.
Cá chim vây vàng (Trachinotus bloochi) là loài cá biển có giá trị kinh tế cao, được nuôi và tiêu thụ ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Mỹ, Singapore... Ở Việt Nam, cá chim vây vàng vẫn còn là đối tượng nuôi khá mới mẻ. Những thành công về sản xuất giống và nuôi thương phẩm trong thời gian qua đang mở ra nhiều triển vọng bổ sung loài cá chim vây vàng vào danh sách các loài cá biển nuôi ở Việt Nam.
Thực hiện chương trình phát triển nghề nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010 - 2015 theo hướng công nghiệp và bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện 2 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề nuôi trồng thủy sản vùng ngập mặn trên địa bàn huyện Duyên Hải, với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 233 tỉ đồng, do Trung ương hỗ trợ.
Tính đến chiều 11-3, dịch heo tai xanh tại 6 huyện thị trên địa bàn Quảng Trị có dấu hiệu chững lại. Hơn một nửa trong số 1.300 heo tai xanh đã được cán bộ thú y điều trị cách ly, số còn lại phải tiêu hủy.