Nuôi Gà Ác Đẻ Trứng

Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi gà ác được nhiều nông dân ở các xã Phú Kiết, Hòa Tịnh, Mỹ Tịnh An của huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) phát triển mạnh
Đây là một hướng đi mới nhằm phát huy thế mạnh của địa phương trong việc phát triển kinh tế...
Trong khi mô hình nuôi gà ác thịt được các địa phương khác ưa chuộng thì nhiều nông dân ở Chợ Gạo lại nuôi theo hướng đẻ trứng. Sau nhiều năm loay hoay SX đủ thứ cây, con để kiếm kế sinh nhai, hộ ông Phan Văn Tiếu ở ấp Phú Lợi C, xã Phú Kiết đã gắn bó mới mô hình nuôi gà ác đẻ trứng.
Qua lời giới thiệu và dự lớp tập huấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông tỉnh, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại để nuôi gà. Từ 200 con gà ác lúc ban đầu, sau 2 năm con số ấy đã tăng lên 4.000 con.
Hiện tại đàn gà ác của gia đình ông Tiếu được chia thành 2 khu riêng biệt, một nửa đang trong giai đoạn đẻ trứng, một nửa đang trong giai đoạn hậu bị. Trung bình mỗi ngày đàn gà cho thu hoạch từ 1.000 - 1.200 quả trứng.
Với giá bán trứng gà tươi thương lái mua tại nhà là 2.300 đồng/trứng, sau khi trừ tất cả các chi phí, gia đình ông “bỏ túi” hơn 1 triệu đồng/ngày.
Ông Phan Văn Tiếu cho biết: “Sau 2 năm thực hiện mô hình gà ác đẻ trứng tôi nhận thấy đây là một mô hình phát triển kinh tế rất có hiệu quả. Con gà ác ăn không nhiều, nhưng lại đẻ rất khỏe. Một con gà ác nuôi chừng 5 tháng sẽ bắt đầu cho trứng, trong khi đó thời gian đẻ trứng kéo dài hơn 9 tháng.
Chi phí nuôi một con gà ác từ lúc nhỏ cho tới khi hết vòng đời đẻ trứng ước tính khoảng 120 nghìn đồng, tỉ lệ lợi nhuận thu được là 1:1. Tuy nhiên sau khi gà ác hết đẻ trứng có thể bán thịt ra thị trường với giá khoảng 60.000 đ/kg. Đây là một loại vật nuôi cho lợi nhuận gần như triệt để”.
Hiện nay, tình hình tiêu thụ trứng gà ác trên địa bàn khá thuận lợi. Nhiều thương lái uy tín tìm về tận nơi để đặt hàng với số lượng lớn, bao tiêu sản phẩm.
Để thu mua độc quyền, nhiều thương lái còn đứng ra cho nông dân vay tiền, mở rộng SX với điều kiện cung cấp trứng gà cho họ, cam kết bao tiêu sản phẩm lâu dài.
Phấn khởi trước mô hình nuôi gà ác đẻ trứng, chị Phạm Thị Minh ở xã Hòa Tịnh mong muốn: “Chúng tôi mong sao được nhà nước tạo điều kiện cho nông dân vay vốn, hạn chế bớt các thủ tục để người dân sớm tiếp cận được nguồn vốn mở rộng SX. Đồng thời có chính sách phát triển thị trường nếu người dân mở rộng chăn nuôi”.
Ông Lê Minh Khánh, Phó GĐ Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: “Hiện nay tổng đàn gà ác trong tỉnh đạt khoảng 1 triệu con, tập trung chủ yếu ở huyện Chợ Gạo. Đây là vùng đất có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng phù hợp cho việc sinh trưởng và phát triển của con gà ác.
Trong thời gian tới, Sở sẽ định hướng, đẩy mạnh hơn nữa cho nông dân đưa gà ác vào trong chăn nuôi, nhằm phát huy thế mạnh của địa phương”.
Việc nuôi con gà ác không khó, chủ yếu cần thực hiện tốt các yêu cầu về vệ sinh chuồng trại, thực hiện tiêu độc khử trùng thường xuyên để tránh các mầm bệnh xâm nhập, vệ sinh môi trường
Các hộ nuôi gà ở huyện Chợ Gạo chia sẻ thêm: Để gà đẻ liên tục, người nuôi nên sử dụng đèn vào buổi tối và chỉ cho gà ngủ khoảng 6 tiếng. Ban đêm cần tăng cường thức ăn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Chuồng gà nên thiết kế nghiêng để gà không giữ được trứng. Phải thường xuyên thăm trứng, không để cho gà giữ trứng nếu không gà sẽ ấp và ngưng đẻ gần cả tuần.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trương Ngọc Phong ở thôn Diêm Hội (xã An Hòa) cho biết: “Gia đình tôi thả 30 vạn tôm thẻ chân trắng cách đây 70 ngày, do tôm bị bệnh dịch nên phải bắt “non”, hao hụt hết 6 vạn. Nếu tôm không bệnh thì giá bán khoảng 100.000 đồng/kg nhưng do bệnh dịch, tôm lớn bị chết nên thương lái ép giá còn 80.000 đồng/kg.

Ngày (22/5), tại TP Đà Nẵng, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương đã tổ chức phiên họp của Ban Tư vấn Chương trình và các Nhóm Công tác Kỹ thuật Thông tin Thương mại lần III.

Ông Nguyễn Văn An, nông dân trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông cho biết, hiện nay các thương lái thu mua mãng cầu xiêm tại vườn với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg (tùy theo chất lượng trái), giảm mạnh so với mức hơn 22.000 đồng/kg trong tháng trước. Ở địa phương này, năng suất mãng cầu xiêm bình quân đạt 16 - 18 tấn/ha, lợi nhuận từ vườn mãng cầu xiêm có thể đạt từ 100-200 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Xuân Huy, Giám đốc Agribank Khánh Hòa cho biết: Hàng năm dư nợ của chúng tôi cho người nuôi trồng thủy sản luôn đạt mức trên 300 tỷ đồng, riêng năm 2013 đạt 319 tỷ đồng với trên 3.300 khách hàng. Được biết hầu hết người dân nuôi trồng thủy sản đều sử dụng đồng vốn hiệu quả và hầu như không có nợ xấu.

Dự án Hệ thống thủy lợi Cầu Sập được triển khai, tuyến đê ven sông Hàm Luông định hình. Những hộ dân có đất canh tác nằm ngoài tuyến đê, ven sông Hàm Luông là vùng quy hoạch nuôi tôm biển. Phần đất nằm phía trong tuyến đê, được ngọt hóa tức ngoài vùng quy hoạch nuôi tôm biển.