Họp Bàn Sản Xuất Rải Vụ Sầu Riêng Vùng Nam Bộ

Ngày 15-12, Sở NN&PTNT tổ chức họp bàn thực hiện sản xuất rải vụ thu hoạch sầu riêng vùng Nam bộ giai đoạn 2015-2020 (Tiền Giang là Trưởng nhóm điều hành sản xuất rải vụ thu hoạch cây sầu riêng).
Tham dự buổi họp bàn có PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt; TS Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cùng lãnh đạo, đại diện ngành nông nghiệp của các tỉnh có diện tích trồng sầu riêng trong vùng.
Tại đây, các đại biểu đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của cây sầu riêng cũng như đặc tính thích hợp phát triển trong điều kiện tự nhiên ở vùng Nam bộ. Việc sản xuất rải vụ thụ hoạch sầu riêng đã được nông dân áp dụng trong nhiều năm qua nhưng mang tính tự phát.
Việc quy hoạch vùng trồng tập trung, định hướng, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân sản xuất rải vụ thu hoạch đối với cây trồng này để tăng hiệu quả sản xuất là rất cần thiết.
Vấn đề quan tâm hiện nay là định hướng rải vụ như thế nào hợp lý để không xảy ra tình trạng “được mùa rớt giá”, tình hình bệnh xì mủ, chết nhánh trên sầu riêng chưa được chữa trị triệt để cũng gây khó khăn cho nông dân; việc liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị chưa được hình thành…
Phát biểu tại buổi họp bàn, PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đề nghị các tỉnh cần bám theo quy hoạch để chỉ đạo sản xuất; thống nhất lịch thời vụ của sầu riêng có 2 vụ là vụ chính, vụ rải và chỉ sản xuất 1 vụ trong năm để cây không bị suy kiệt;
Từng bước tổ chức liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ; chú trọng sản xuất an toàn; hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ cho nông dân sản xuất rải vụ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường liên kết vùng; xây dựng cơ sở dữ liệu cho cây trồng này.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/hop-ban-san-xuat-rai-vu-sau-rieng-vung-nam-bo-569682/
Có thể bạn quan tâm

Vẫn không ngừng tay múc từng bát cám đổ vào máng cho đàn lợn chị Thanh ở xã Văn Lương, huyện Tam Nông (Phú Thọ) vừa giãi bày: Giá cám bây giờ đắt quá, lãi thấp lắm, không có việc nên chúng em cứ phải nuôi, chứ trừ tiền giống, nhất là tiền mua thức ăn chẳng được bao nhiêu.

Cùng với việc áp dụng công nghệ biogas trong chăn nuôi, gần đây nhiều nông dân ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) đã thực hiện thành công kỹ thuật làm đệm lót sinh học áp dụng cho nuôi heo, gà.

Đó là một trong những nội dung được quy định tại Quyết định số 1353/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ban hành về cơ chế, chính sách hỗ trợ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

Trong mấy ngày rét đậm, rét hại vừa qua, những ai có dịp lên các xã vùng cao của huyện Sa Pa và Bát Xát (Lào Cai) đều cảm thấy xót xa khi chứng kiến cảnh người dân mổ thịt gia súc bị chết rét bán bên cạnh các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. Câu hỏi đặt ra, vì sao các cấp, các ngành tích cực vào cuộc vận động nhân dân phòng, chống rét cho gia súc, nhưng vẫn xảy ra tình trạng gia súc chết nhiều.

Nhằm đa dạng hóa các loại gia cầm, đồng thời bảo tồn giống gà quý hiếm, Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Bến Tre (nay là Trung tâm Nông nghiệp Ứng dụng Công nghệ cao) đã chủ trì thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”.