Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngành Da Giày Hấp Dẫn Các Nhà Đầu Tư Nước Ngoài

Ngành Da Giày Hấp Dẫn Các Nhà Đầu Tư Nước Ngoài
Ngày đăng: 11/11/2014

Ngày 10-11, tại TP.HCM, Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam phối hợp với Hiệp hội bán lẻ giày Hoa Kì (FDRA) tổ chức hội nghị “Nâng cao năng lực kinh doanh, xuất khẩu của các DN da giày Việt Nam”.

Theo nhận định của các chuyên gia, ngành da giày Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội đến từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã và đang được Chính phủ tích cực đàm phán với các nước. Trong đó, nổi bật là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định với Liên minh châu Âu (FTAEV), Hiệp định với Liên minh Hải quan Nga –Belarus-Kazakhstan và các Hiệp định của khối ASEAN… Đây không chỉ được coi là cú hích mà còn là cơ hội vàng cho ngành da giày phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Với sự ổn định về chính trị, chi phí lao động rẻ, Việt Nam đang được nhiều nhà nhập khẩu hướng tới khi tìm kiếm một nguồn cung ổn định. Ông Matt Priest, Chủ tịch Hiệp hội phân phối bán lẻ giầy dép Hoa Kỳ (FDRA) cho biết, Việt Nam đang được nhiều nhà nhập khẩu Hoa Kỳ lựa chọn để làm nguồn cung ổn định cho việc phân phối da giày vào thị trường này.

Theo ông Matt Priest, hiện nay Trung Quốc đang chiếm 80% nguồn cung hàng da giày trên thế giới, Việt Nam đứng thứ hai với khoảng 10%, số còn lại là các nước khác như Indonesia, Myanmar… Tuy nhiên, chi phí sản xuất tại Trung Quốc đang tăng cao nguồn cung sản phẩm da giày từ nước này cũng đang mất dần sức cạnh tranh.

Cùng chung quan điểm như trên, ông Oliver Ng, đại diện Công ty Ever Rite International cho biết, nếu như năm 1993 Ever Rite International mới chỉ có một nhà máy tại Việt Nam, số còn lại là ở Trung Quốc và Indonesia thì hiện tại tất cả các nhà máy tại hai nước trên đều đã được chuyển hết về Việt Nam.

Lý do, khi hoạt động tại Indonesia công ty đã gặp nhiều khó khăn khi phải chi trả nhiều phí phát sinh khác, kéo theo lợi nhuận giảm. Còn với Trung Quốc vào tháng 9-2013 công ty đã chuyển nhà máy cuối cùng của mình tại đây về Việt Nam vì đất nước này đã không còn đủ hấp dẫn. Trong khi đó, Việt Nam có nền chính trị ổn định, dân số trẻ, tỷ giá ổn định và đặc biệt là chi phí lao động chỉ bằng 38% so với Trung Quốc”, ông Oliver Ng nhấn mạnh.

Theo nhận định của ông Chris Helzer - Giám đốc đối ngoại khu vực Đông Nam Á của Tập đoàn Nike, nhìn tổng thể, Việt Nam được đánh giá cao về sự ổn định và an toàn, đây là một ưu thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực khi có hiệp định thương mại.

Đó là nguyên nhân thời gian gần đây Nike không ngừng tăng cường các đơn hàng tại Việt Nam. Cụ thể, năm 2013, lượng sản xuất tại công xưởng Việt Nam chiếm 42% tổng số giày dép mang nhãn hiệu Nike trên toàn cầu, tăng nhẹ so với mức 41% một năm trước. Trong khi đó, tỷ trọng giày dép được sản xuất tại Trung Quốc năm qua chỉ đạt 30%, tiếp tục giảm so với mức 32% của năm 2012.

Dù vậy, theo đánh giá của ông Chris Helzer, để ngành da giày tại Việt Nam phát triển thì Việt Nam phải khắc phục được vấn đề nguyên phụ liệu, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa để giảm tối đa các chi phí khác phát sinh. Hiện Nike cũng đã đạt được khoảng tỷ lệ nội địa, trong đó về da tổng hợp đạt 30%, vải 70%, đế giày 20%... Nếu công nghiệp phụ trợ của Việt Nam được đầu tư tốt thì tỷ lệ này sẽ còn được nâng cao hơn nữa.

Theo nhận định của ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương, ngành công nghiệp da giày luôn nằm trong Top nhóm hàng xuất khẩu dẫn đầu (chỉ sau dệt may), trong tương lai ngành này sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa khi Việt Nam đang trong quá trình đàm phán nhiều hiệp định thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi ngành da giày cũng phải đối mặt với không ít thách thức đòi hỏi mỗi DN phải khắc phục điểm yếu về cung ứng nguyên phụ liệu, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguồn bài viết: http://baocongthuong.com.vn/thi-truong-trong-nuoc/72014/nganh-da-giay-hap-dan-cac-nha-dau-tu-nuoc-ngoai.htm#.VGF7So0cTDc


Có thể bạn quan tâm

Tây Ninh tái cơ cấu nông nghiệp cải thiện nhanh đời sống nông thôn Tây Ninh tái cơ cấu nông nghiệp cải thiện nhanh đời sống nông thôn

Sau 2 năm triển khai đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2015 – 2020 đánh giá bước đầu đề án đã đạt những kết quả đáng khích lệ, góp phần cải thiện nhanh đời sống khu vực nông thôn.

19/10/2015
Trồng lúa Séng Cù, lợi nhuận tăng 200% Trồng lúa Séng Cù, lợi nhuận tăng 200%

Nhiều hộ dân ở thôn Đông Căm, xã Mường Vi, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai khi tham gia “Dự án sản xuất lúa chất lượng cao giống lúa Séng Cù” cho biết, nhờ trồng giống lúa này, lợi nhuận đã tăng tới 200%.

19/10/2015
Kiếm tiền từ nghề săn cỏ ở Sài Gòn Kiếm tiền từ nghề săn cỏ ở Sài Gòn

Để có thêm thu nhập, một số người dân ở Củ Chi, TP HCM săn cỏ tự nhiên về bán cho các chủ trại bò sữa với giá 3.000-5.000 đồng mỗi bó.

19/10/2015
Hợp đồng tiêu thụ nông sản sự cần thiết của nhà nông Hợp đồng tiêu thụ nông sản sự cần thiết của nhà nông

Trao đổi với NTNN, luật sư Trần Hữu Huỳnh- Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, nông dân muốn giàu trước hết phải có sự liên kết, làm ăn chuyên nghiệp thông qua các hợp đồng tiêu thụ nông sản.

19/10/2015
Lão nông bắt quýt đẻ trái quanh năm Lão nông bắt quýt đẻ trái quanh năm

Bằng kỹ thuật chăm sóc không giống ai, lão nông Hứa Văn Chung, sinh năm 1960, người dân tộc Nùng ở ấp 4, xã Núi Tượng, huyện Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) đã bắt vườn quýt đường rộng gần 2ha của mình “đẻ” trái quanh năm, mang về lợi nhuận hơn 1,2 tỷ đồng/năm.

19/10/2015