Họp Bàn Sản Xuất Rải Vụ Sầu Riêng Vùng Nam Bộ

Ngày 15-12, Sở NN&PTNT tổ chức họp bàn thực hiện sản xuất rải vụ thu hoạch sầu riêng vùng Nam bộ giai đoạn 2015-2020 (Tiền Giang là Trưởng nhóm điều hành sản xuất rải vụ thu hoạch cây sầu riêng).
Tham dự buổi họp bàn có PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt; TS Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cùng lãnh đạo, đại diện ngành nông nghiệp của các tỉnh có diện tích trồng sầu riêng trong vùng.
Tại đây, các đại biểu đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của cây sầu riêng cũng như đặc tính thích hợp phát triển trong điều kiện tự nhiên ở vùng Nam bộ. Việc sản xuất rải vụ thụ hoạch sầu riêng đã được nông dân áp dụng trong nhiều năm qua nhưng mang tính tự phát.
Việc quy hoạch vùng trồng tập trung, định hướng, tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân sản xuất rải vụ thu hoạch đối với cây trồng này để tăng hiệu quả sản xuất là rất cần thiết.
Vấn đề quan tâm hiện nay là định hướng rải vụ như thế nào hợp lý để không xảy ra tình trạng “được mùa rớt giá”, tình hình bệnh xì mủ, chết nhánh trên sầu riêng chưa được chữa trị triệt để cũng gây khó khăn cho nông dân; việc liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị chưa được hình thành…
Phát biểu tại buổi họp bàn, PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đề nghị các tỉnh cần bám theo quy hoạch để chỉ đạo sản xuất; thống nhất lịch thời vụ của sầu riêng có 2 vụ là vụ chính, vụ rải và chỉ sản xuất 1 vụ trong năm để cây không bị suy kiệt;
Từng bước tổ chức liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ; chú trọng sản xuất an toàn; hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ cho nông dân sản xuất rải vụ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; tăng cường liên kết vùng; xây dựng cơ sở dữ liệu cho cây trồng này.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/hop-ban-san-xuat-rai-vu-sau-rieng-vung-nam-bo-569682/
Related news

Người dân sống dọc đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đang rất phấn khởi bởi năm nay, hải sâm tự nhiên phát triển nhiều, góp phần tạo thêm nguồn thu nhập.

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Giang) đang thử nghiệm nuôi khoảng 2 vạn con chạch đồng trong bể với diện tích 200m2 tại đơn vị.

Ủ chua rơm rạ: Hố ủ cần xây chắc chắn, ở nơi cao ráo, dễ che đậy kín, thuận tiện việc ủ và lấy ra, có thể xây bằng gạch hoặc có thể dùng túi nylon dày và to để ủ. Kích thước tùy thuộc vào lượng rơm rạ cần ủ, cứ 1m3 hố ủ được 100kg rơm, hố ủ nên hẹp chiều ngang để dễ nén rơm.

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở xã Trung An, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã tích cực chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế, cho năng suất và lợi nhuận cao, trong đó có mô hình nuôi gà ri lấy trứng của ông Lê Văn Dũ - ngụ ấp 4.

Cách mặt tiền đường Ba Tháng Tư, Đà Lạt khoảng một cây số có một thung lũng nhân nuôi 15 con nai vàng trưởng thành. Không gian nơi đây thoáng mát, yên tĩnh, cỏ cây xanh tốt tự nhiên khiến cho đàn nai nhanh chóng thích nghi từ những tháng đầu “nhập cư”.