Hồng Kông ngưng nhập trứng, thịt gia cầm từ Việt Nam
Lệnh tạm ngưng ngày được áp dụng đối với tất cả các loại gia cầm và sản phẩm từ gia cầm phục vụ người tiêu dùng trên toàn bộ các tỉnh, địa phương của Việt Nam và có hiệu lực ngay lập tức, từ ngày 22-5, cho đến khi có thông báo mới.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua điện thoại, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, lâu nay sản phẩm gia cầm mà Việt Nam xuất khẩu sang Hồng Kông chủ yếu là trứng vịt muối. Nhưng số lượng xuất khẩu hằng năm không nhiều nên về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước.
Theo tìm hiểu của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, hiện cả nước chỉ có vài doanh nghiệp xuất khẩu trứng vịt muối. Đa phần những doanh nghiệp này có trụ sở tại ĐBSCL.
Thị trường xuất khẩu trứng vịt muối chính của Việt Nam là Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Hồng Kông. Giai đoạn 2010 - 2013, khi dịch cúm gia cầm liên tiếp bùng phát, lượng trứng vịt muối xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh do Nhật có lệnh tạm ngưng nhập khẩu từ Việt Nam.
Số liệu của Cục Chăn nuôi cho thấy năm 2010 số lượng trứng vịt muối xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 34 triệu quả, sau đó giảm xuống dần sau mỗi năm và đến năm 2013 số lượng trứng vịt muối xuất khẩu là 19 triệu quả, còn 6 tháng đầu tiên của năm 2014, lượng trứng xuất khẩu của Việt Nam vào khoảng 9,2 triệu quả.
Theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, từ đầu năm tính đến ngày 7-6, Việt Nam phát hiện hai ổ dịch cúm gia cầm. Một là ổ dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra tại 2 hộ thuộc hai xã Ea Lê và Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, nhưng trong 17 ngày qua không phát sinh thêm dịch, còn cúm gia cầm H5N6 xảy ra ở một hộ chăn nuôi thuộc phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, nhưng đã qua 4 ngày không phát sinh thêm dịch.
Tính đến ngày 1-4-2015, tổng đàn gia cầm của Việt Nam là 327 triệu con, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm
Thủ Thừa (Long An) là một trong những vùng nguyên liệu mía đường của tỉnh Long An, tập trung ở các xã Tân Thành, Nhị Thành và thị trấn Thủ Thừa.
Đã nhiều năm nay, tình trạng “Được mùa mất giá, mất mùa được giá” cứ diễn ra thường xuyên đối với người trồng cà phê Sơn La.
Những năm gần đây, khu vực huyện Krông Păk, Krông Năng, Buôn Hồ… tỉnh Đăk Lăk phát triển mạnh mô hình trồng các loại cây công nghiệp xen cây cà phê. Nhiều mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.
Xã Thượng Kiệm là một trong những địa phương của huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có truyền thống trồng rau màu vụ đông từ nhiều năm nay. Các loại rau như su hào, bắp cải... ở đây được trồng rất sớm nên dễ tiêu thụ, giá bán cao, mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người dân.
Đó là tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển cà phê giai đoạn từ nay đến năm 2020, theo đề án quy hoạch cà phê vừa được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt.