Giá Tôm Thương Phẩm Tại Sóc Trăng Tăng Mạnh Trở Lại

Trong những ngày gần đây, giá tôm thương phẩm tại Sóc Trăng tăng trở lại sau 3-4 tháng ở mức thấp nhất trong vòng ba năm qua.
Cụ thể, giá tôm loại 100 con/kg là trên dưới 105.000 đồng/kg, loại 70 con/kg, giá từ 115.000-118.000 đồng/kg, tăng 10.000-15.000 đồng/kg so với thời điểm giữa tháng Năm.
Cỡ tôm từ 40-70 con/kg tuy có tăng nhưng không đáng kể, chỉ 5.000-7.000 đồng/kg so với trước đây (ở mức từ 135.000-170.000 đồng/kg).
Hiện toàn tỉnh đã thu hoạch trên 5.000ha tôm nước lợ (trong tổng diện tích đã thả giống trên 34.000ha), trong đó có 4.600ha tôm chân trắng đã thu hoạch.
Năng suất tôm chân trắng bình quân đạt tới 3,2 tấn/ha, tôm sú là 1,1 tấn/ha. Với tín hiệu vui như trên, người nuôi tôm hy vọng sẽ cải thiện nguồn thu, bù lại những diện tích tôm đã bị thiệt hại khá nhiều hồi đầu vụ thả nuôi.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đã phối hợp hỗ trợ Chlorine cho hộ nuôi có tôm thiệt hại để dập dịch bệnh tôm.
Bên cạnh đó, địa phương tổ chức tuyên truyền để người dân giữ môi trường nước không xả nước, xả bùn ở những ao tôm bị bệnh ra đường nước chung, khuyến cáo cải tạo ao, chọn giống tốt và chăm sóc tôm theo đúng quy trình kỹ thuật khi thả nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.

Từ đầu tháng 8 đến nay, sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên rất nhiều cánh đồng lúa ở Quảng Nam. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã có 1.200ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bị sâu cuốn lá gây hại. Trong đó, khoảng 80ha bị thiệt hại nặng, nhất là các chân ruộng trên địa bàn huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn.

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.