Hồng Kông ngưng nhập trứng, thịt gia cầm từ Việt Nam

Lệnh tạm ngưng ngày được áp dụng đối với tất cả các loại gia cầm và sản phẩm từ gia cầm phục vụ người tiêu dùng trên toàn bộ các tỉnh, địa phương của Việt Nam và có hiệu lực ngay lập tức, từ ngày 22-5, cho đến khi có thông báo mới.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online qua điện thoại, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, lâu nay sản phẩm gia cầm mà Việt Nam xuất khẩu sang Hồng Kông chủ yếu là trứng vịt muối. Nhưng số lượng xuất khẩu hằng năm không nhiều nên về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước.
Theo tìm hiểu của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, hiện cả nước chỉ có vài doanh nghiệp xuất khẩu trứng vịt muối. Đa phần những doanh nghiệp này có trụ sở tại ĐBSCL.
Thị trường xuất khẩu trứng vịt muối chính của Việt Nam là Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Hồng Kông. Giai đoạn 2010 - 2013, khi dịch cúm gia cầm liên tiếp bùng phát, lượng trứng vịt muối xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh do Nhật có lệnh tạm ngưng nhập khẩu từ Việt Nam.
Số liệu của Cục Chăn nuôi cho thấy năm 2010 số lượng trứng vịt muối xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 34 triệu quả, sau đó giảm xuống dần sau mỗi năm và đến năm 2013 số lượng trứng vịt muối xuất khẩu là 19 triệu quả, còn 6 tháng đầu tiên của năm 2014, lượng trứng xuất khẩu của Việt Nam vào khoảng 9,2 triệu quả.
Theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, từ đầu năm tính đến ngày 7-6, Việt Nam phát hiện hai ổ dịch cúm gia cầm. Một là ổ dịch cúm gia cầm H5N1 xảy ra tại 2 hộ thuộc hai xã Ea Lê và Ya Tờ Mốt, huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk, nhưng trong 17 ngày qua không phát sinh thêm dịch, còn cúm gia cầm H5N6 xảy ra ở một hộ chăn nuôi thuộc phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, nhưng đã qua 4 ngày không phát sinh thêm dịch.
Tính đến ngày 1-4-2015, tổng đàn gia cầm của Việt Nam là 327 triệu con, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.
Related news

Thời gian gần đây, các nhà khoa học, ngành chuyên môn đã tìm đến các vườn nhãn “kháng” chổi rồng tìm hiểu quy trình chăm sóc của nông dân để có giải pháp nhân rộng. Đây được xem là nhân tố mới trong việc triển khai phòng trị nhãn chổi rồng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương.

Tôi trở lại cánh rừng dầu tái sinh của cha con anh Trần Văn Hiếu ở thôn Bình An, xã Tân Bình (thị xã La Gi) vào buổi chiều tháng 6. Trong rừng, cây dầu, cây sến đã cao lên, xanh ra, tràn đầy sức sống. Hầu hết phát triển đồng đều, cao từ 10 - 15m, trên 20cm đường kính. Dưới tán rừng là thảm thực vật. Chồn, sóc và khỉ đã xuất hiện trong rừng.

Thời gian gần đây, người dân tại TP. Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông bắt đầu đối diện với tình trạng khó tiêu thụ quả thanh long. Thông tin này được truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin, tác động tiêu cực đến những hộ tham gia trồng thanh long nơi đây.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ nay tới cuối năm còn khá nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc.