Cây Sơn Trên Đất Thanh Sơn

Từ cách đây vài chục năm, cây sơn lấy nhựa đã xuất hiện trên đất Thanh Sơn và phát triển ở một số xã như: Thạch Khoán, Sơn Hùng, Hương Cần, Văn Miếu, Võ Miếu do những người từ huyện Tam Nông di thực vào, hoặc học hỏi bà con giáp ranh.
Tuy cây sơn tỏ ra thích nghi với điều kiện tự nhiên, mang lại giá trị kinh tế song do truyền thống sản xuất chưa quen, cộng với thị trường tiêu thụ hạn chế, phải đến những năm gần đây mới dần trở thành cây công nghiệp được trồng nhiều.
Trước đây, cây sơn trồng phân tán, chủ yếu ở những hộ quen nghề, vốn là cư dân sinh sống vùng ngoài đưa vào và các hộ giáp huyện Tam Nông như Thạch Khoán, Sơn Hùng trồng, việc khai thác nhựa chủ yếu do các hộ tự chủ.
Quá trình phát triển, cây tỏ ra thích ứng và cho hiệu quả kinh tế nên mở rộng ra nhiều xã. Bây giờ hơn một nửa số xã trong huyện đã có trồng sơn lấy nhựa, nhiều vẫn là vùng Sơn Hùng, Thạch Khoán, kế đến là Hương Cần, Văn Miếu, Võ Miếu, Thượng Cửu.
Đến nay cả huyện đã có tới trên 630 ha sơn. Do điều kiện lập địa, đất đai tốt nên so với các huyện Tam Nông, Thanh Thủy cây sơn ở Thanh Sơn phát triển tốt hơn, song có nhược điểm bà con thu cắt chưa thuần thục nên năng suất và chất lượng nhựa hạn chế, năng suất bình quân chung khoảng 3,6 tạ/ha.
Quy mô phát triển chưa thành vùng lớn, vẫn tập trung theo hộ. Gia đình nào nhiều có trên, dưới 1 ha, hộ ít có 5-7 sào, năm 2013 huyện đã thu được gần 140 tấn nhựa sơn, giá bán từ 250-350 ngàn đồng/kg tùy thời điểm nên hộ trồng sơn đều có đời sống ổn định.
Sơn là cây công nghiệp dễ trồng, không quá kén đất, dễ khai thác, tiêu thụ, có điều ở những vùng chưa quen người trồng e ngại. Phụ nữ, nam giới, người trẻ, người già đều có thể trồng, trích nhựa được.
Những dải đất ven rừng, các đồi dốc không trồng rừng, đất sỏi sạn, đất bạc màu đều có thể tận dụng để trồng sơn. Chỉ lưu ý giai đoạn thu hoạch hạn chế bón phân hóa học vì dễ làm cây chết, không có nhựa. Mỗi năm hai vụ, mùa xuân và mùa thu rất thuận lợi để trồng sơn.
Đặc biệt gần đây để phục vụ cho trồng sơn nhiều hộ dân ở khu vực Cổ Tiết, Phương Thịnh, Thọ Văn... huyện Tam Nông đã gieo ươm cây giống bán cho các hộ mua về trồng, tạo cơ hội cho phát triển cây sơn. Việc chích nhựa sơn không quá khó chỉ cần hướng dẫn qua là thực hiện thành thục, có điều người lạ hay bị lở sơn, qua tiếp xúc ít lần là quen.
Cây sơn trồng sau hai năm cho thu hoạch, với năng suất 250-350 kg/ha, giá bán 300-400 ngàn đồng/kg, một ha sơn mỗi năm có thể cho thu nhập 700 triệu đồng - 1 tỷ đồng, chi phí vật tư ít, cây sơn coi là cây công nghiệp trồng trên đất đồi trung du khá hiệu quả. Có điều thị trường tiêu thụ nội địa ít, chủ yếu vẫn phụ thuộc xuất bán sang Trung Quốc nên khi sản xuất cần liên hệ gắn với nơi tiêu thụ.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, đi đến xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng), đâu đâu cũng thấy màu xanh bạt ngàn của những vườn mãng cầu xiêm.

Nghe thương lái bán hoa quả ở thành phố Tuyên Quang kháo nhau, ở xã Thượng Ấm (Sơn Dương) có giống nhãn lồng Phố Hiến ngon hơn hẳn giống nhãn địa phương, chúng tôi đã tìm đến thôn Hàm Ếch để mục sở thị về loại nhãn này. Những chùm nhãn to, trĩu quả sà xuống bờ rào khiến cành nhãn phải gồng mình gánh đỡ là hình ảnh đầy ấn tượng về nhãn lồng Phố Hiến thời điểm này.

Hưởng ứng phong trào vận động của nhà nước, người dân huyện Yên Minh (Hà Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi đất đai không màu mỡ sang trồng nhiều loại cây ăn quả. Nhiều hộ đã thoát nghèo và còn tiến tới làm giàu.

Cây hoa tam giác mạch được đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) gieo trồng từ lâu đời để dùng làm lương thực. Ngoài ra, hoa có vẻ đẹp tinh khôi nên rất hấp dẫn du khách.

Mô hình nuôi lươn không bùn đầu tiên ở Nghệ An trên quê lúa Yên Thành cho thu nhập cao.