Nông Sản Sấy Khô Dễ Bán

Các mặt hàng nông sản tươi như khoai, chuối, hồng, rau củ… đang “đau đầu” vì giá cả bấp bênh, thì ngược lại, các sản phẩm này khi được sấy khô lại bán với giá rất cao.
Hiện nay tại thị trường Đà Lạt (Lâm Đồng), các mặt hàng nông sản chế biến khô được bày bán phong phú và tiêu thụ rất mạnh. Giá cả các mặt hàng này cũng cao gấp nhiều lần nông sản tươi chưa qua chế biến. Khảo sát tại chợ Đà Lạt cho thấy, giá khoai lang dẻo lên tới 90.000 đ/kg, hồng Đà Lạt từ 100.000 – 120.000 đ/kg, chuối la ba khô từ 50.000 – 60.000 đ/kg, rau củ quả sấy khô từ 40.000 – 60.000 đ/kg, dâu tây khô 100.000 – 120.000 đ/kg…
Trao đổi với chúng tôi, chị Ngô Thị Mai Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Ngô Mai Hoa (41 Tô Hiến Thành, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) cho biết, ngay từ khi nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản sấy khô, công ty đã sớm đầu tư máy móc và là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng thực hiện thành công quy trình sấy khô nông sản được cấp chứng chỉ HACCP (tiêu chuẩn quốc tế).
Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, chị cho biết sau nhiều năm vật lộn với nghề thu mua nông sản, chị cũng phải thoái lui do giá cả thị trường không ổn định, lúc được giá thì mất mùa, khi được mùa thì mất giá. Ngoài ra, do khí hậu đặc trưng của Lâm Đồng là mưa nhiều càng làm việc kinh doanh nông sản tươi thêm khó, dễ bị thối và hư hỏng.
Điều quan trọng, là công ty đã giúp nông dân tiêu thụ được một lượng nông sản tươi khá lớn với giá ổn định, như: Khoai lang 200 tấn/năm; chuối la ba trên 100 tấn; hồng Đà Lạt 100 tấn; cà chua 50 tấn; dâu tây 30 tấn; rau củ quả các loại như cà rốt, củ dền, khoai tây, khoai môn, bí, đậu lên tới 100 tấn/năm.
Sau nhiều năm trăn trở, đến năm 2009, chị quyết định mày mò nghiên cứu, tìm mua thiết bị máy móc về để sấy nông sản thử nghiệm. Lúc đầu cơ sở chủ yếu sấy khoai lang dẻo, khoai lang sấy, gừng và hồng Đà Lạt. Sau khi những mẻ sản phẩm sấy đầu tiên ra đời, chị dùng xe máy chở từng chuyến hàng mang ra bày bán tại chợ Đà Lạt.
Không ngờ, sản phẩm mới đưa ra đã được thị trường chấp nhận, hàng của chị chở lên chuyến nào bán hết chuyến đó. Hữu xạ tự nhiên hương, một số sạp bán các loại đặc sản khô Đà Lạt tự tìm đến đặt hàng, thị trường ngày càng rộng mở.
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như thị trường tiêu thụ, năm 2010 chị đầu tư 800 m2 xây nhà xưởng, mua các loại máy móc như: Máy chiên chân không, máy hút chân không, máy thái, máy đóng nhãn mác, máy đảo trộn, lò hơi, buồng sấy và 2 kho lạnh…
Lợi ích thu được từ công nghệ sấy này rõ ràng vượt trội so với cách phơi thủ công. Song song với việc đầu tư nhà xưởng, chị cũng sản xuất đa dạng các mặt hàng như chế biến nước cốt dâu tằm, nước cốt dâu tây, chanh dây, rau củ quả sấy, cà chua sấy…
Sau hơn 3 năm xây dựng và phát triển, tới nay các sản phẩm của Công ty Ngô Mai Hoa đã có mặt ở hầu hết các hệ thống siêu thị Coopmart, Maximax ở TPHCM, Đà Lạt, Đà Nẵng, Hà Nội. Ngoài ra còn cung cấp cho các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk…
Có thể bạn quan tâm

Theo một số thương lái thu mua cá chình, cá bống tượng trên địa bàn huyện Cái Nước, nguyên nhân giá cá trên thị trường lúc tăng lúc giảm là do diện tích thả nuôi không ổn định. Khi cá tăng giá nông dân ồ ạt thả nuôi dẫn đến cung vượt cầu, còn khi nguồn cung khan hiếm hoặc ổn định thì giá mua sẽ tang.

Nơi đây được nhiều người biết đến khi hơn 50 hộ dân trong thôn lần đầu tiên có điện vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sau 25 năm sống trong cảnh đèn dầu. Thế nhưng, ít ai biết rằng Kinh tế 2 là thôn đi đầu trong việc nuôi bò lai cũng như lai tạo đàn bò của xã Ea Trol nói riêng và huyện Sông Hinh nói chung.

Hiện nay, tại Đồng Nai giá cà phê nhân xô các đại lý mua vào là 42 - 42,5 triệu đồng/tấn, tăng gần 5 triệu đồng/tấn so với dịp cuối tháng 9 - 2014. Như vậy, sau một thời gian dài hạ xuống dưới 38 triệu đồng/tấn, từ đầu tháng 10 - 2014, giá cà phê trên thị trường đã tăng trở lại. Nguyên nhân là do giá cà phê trên thế giới trong 2 tuần qua liên tiếp tăng.

Tổ hợp tác sản xuất mãng cầu Thạnh Tân bước đầu có 9 hộ nông dân tham gia, với diện tích đất trồng mãng cầu là 74.000 mét vuông. Tổ hoạt động trên cơ sở liên kết nhiều hộ nông dân có diện tích đất sản xuất liền canh, liền khu vực, tự quản lý sản xuất, tự chịu trách nhiệm.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 9 tháng đầu năm 2014, mối liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đặc biệt là trong ngành hàng lúa gạo đã đạt được những thành quả rõ nét hơn so với cùng kỳ 2013.