Dùng Phân Đa Yếu Tố NPK Văn Điển Cho Mùa 2013
Dùng phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, ít sâu bệnh, năng suất cao...
Để giúp bà con nông dân chăm bón cho cây lúa đạt được năng suất cao, chất lượng gạo tốt Công ty chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng phân bón đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển cho cây lúa:
- Chủng loại phân bón: Dùng phân đa yếu tố (ĐYT) NPK chuyên dùng cho cây lúa:
+ Bón lót: Bằng phân ĐYT NPK 6.11.2 chuyên dùng bón lót cho lúa (dạng trộn 3 hạt); Thành phần dinh dưỡng: Ngoài các chất đa lượng là N=6%, P2O5 =11%, K2O=2%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=10%, CaO=20%, SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu... tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.
Hoặc phân ĐYT NPK 5.10.3 (dạng vê viên); Thành phần dinh dưỡng: Ngoài các chất đa lượng là N=5%, P2O5 =10%, K2O=3%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=9%, CaO=15%, SiO2=14% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 58%.
+ Bón thúc: Bằng phân ĐYT NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc cho lúa (dạng trộn 3 hạt). Thành phần dinh dưỡng: Ngoài các chất đa lượng là N=16%, P2O5=5%, K2O=17%; còn có các chất trung lượng là S=2%, MgO=5%, CaO=8%, SiO2=7% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co... tổng hàm lượng dinh dưỡng trên 60%.
- Cách bón :
1. Bón lót:
- Đối với lúa cấy: Bón lúc bừa hoặc trước khi bừa lần cuối, cùng với phân chuồng để vùi sâu phân xuống dưới, sau đó để lắng đất, gạn bớt nước trong rồi mới cấy. Trường hợp nước lớn, ruộng có bờ bao, nước không chảy vẫn bón bình thường, lưu ý tránh không để chảy mất nước đục sẽ mất phân.
- Đối với lúa gieo sạ: Bón ngay khi bừa chít trước khi lên luống gieo sạ.
Nếu không có phân chuồng thì bón tăng lượng phân ĐYT NPK 6.11.2 (dạng trộn 3 hạt) hoặc phân ĐYT NPK 5.10.3 (dạng vê viên) bón lót thêm 3-5 kg/sào.
2. Bón thúc:
- Đối với lúa cấy: Bón sau cấy 7- 10 ngày.
- Đối với lúa gieo sạ: Bón khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh.
Chỉ ở những chân ruộng mỏng mầu, rão nước, cát pha thì mới phải bón thúc lần 2 vào thời kỳ đón đòng, dùng 4kg - 5kg NPK 16.5.17 để thúc vào buổi chiều tạnh nắng, tuyệt đối không để phân dính trên lá.
Lưu ý: Sử dụng phân đa yếu tố NPK chuyên dùng cho lúa giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ nhánh tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, ít sâu bệnh, năng suất cao, cải thiện độ chua của đất, hạn chế rong rêu, giảm lượng vôi bón ở chân ruộng chua, trũng. Sử dụng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa theo đúng chỉ dẫn không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác, là chìa khoá để đạt được hiệu quả thâm canh cao.
Có thể bạn quan tâm
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trại chăn nuôi dê, cừu của ông Hoàng Đại Nghĩa dưới chân khu núi 1, thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận hiện có hơn 1.100 con dê, cừu (trong đó có 1 trại dê 700 con và 1 trại cừu 400 con), thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm
Tại thành phố Cam Ranh (Khánh Hoà), vùng nuôi cá mú được xem là lớn nhất Việt Nam, người Trung Quốc không chỉ thu mua mà còn sử dụng mặt nước vịnh để nuôi các loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cá mú.
Để khôi phục diện tích vườn chuyên canh cam sành, ngành Nông nghiệp Vĩnh Long vận động nông dân đốn bỏ vườn cam bị nhiễm bệnh.
Vụ lúa hè thu 2011, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Trà Vinh kết hợp cùng các doanh nghiệp thực hiện mô hình "Cánh đồng mẫu" sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP
Ngành Nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết, sau vụ dưa hấu vừa qua, nhà nông đã bắt đầu tính đến chuyện trồng dưa trái vụ và đưa các giống dưa mới vào trồng thử nghiệm trên các cánh đồng. Tuy nhiên, nỗi lo của nhà nông hiện nay là không có đầu ra cho sản phẩm