Công Nghệ Sinh Thái Trên Cây Lúa Mang Hiệu Quả Lớn

Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam (Bộ NNPTNT vừa tổ chức hội nghị tổng kết Chương trình “Công nghệ sinh thái” trên cây lúa ở các tỉnh phía Nam.
Chương trình này (gọi tắt “ruộng lúa, bờ hoa”) là hình thức trồng các loại hoa quanh bờ ruộng để thu hút thiên địch có ích, phòng chống rầy nâu gây bệnh virus trên cây lúa.
Theo TS Hồ Văn Chiến- Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, chương trình được sự hỗ trợ của chuyên gia Viện Lúa quốc tế (IRRI) lần đầu tiên triển khai thí điểm trên đồng ruộng Tiền Giang vào vụ đông xuân 2009 - 2010, tại 2 huyện Cai Lậy và Cái Bè.
Đến nay, đã có 131 xã, 65 huyện, thị của 16 tỉnh, thành phía Nam ứng dụng Chương trình “Công nghệ sinh thái”. Các tỉnh có diện tích ứng dụng nhiều nhất là Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng… với tổng diện tích trên 5.083ha, thu hút 7.814 hộ nông dân tham gia, với 228 mô hình.
Hoạt động của mô hình này là trồng các loài hoa dại (soi nhái, hoa xuyến chi, cúc mặt trời, cẩm tú, trâm ổi, đậu xanh, lạc dại, hoa mười giờ...) trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài thiên địch nhằm khống chế các loài côn trùng gây hại, giữ cân bằng hệ sinh thái cho ruộng lúa.
Trong các cánh đồng áp dụng mô hình công nghệ sinh thái, ong ký sinh và các loại thiên địch khác có mật số gia tăng đáng kể, nông dân giảm chi phí thuốc trừ sâu 50%, năng suất lúa cũng cao hơn. Qua đó, tăng thu nhập của nông dân từ 900.000 - 2.900.000 ha/vụ, đồng thời quản lý tốt dịch hại, quản lý rầy nâu không cho bùng phát gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa cùng nhiều lợi ích to lớn khác đối với cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2013 đến nay, Sở NN&PTNT đã nhiều lần gởi công văn đề nghị Bộ NN&PTNT cho ý kiến về vấn đề này, nhưng tỉnh vẫn chưa nhận được câu trả lời.

Quá trình đầu tư để phát triển các phương tiện đánh bắt cũng như dịch vụ hậu cần nghề cá trong những năm qua tại Quảng Trị có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Quảng Trị (Agribank Quảng Trị).

Nông sản xuất khẩu Việt Nam vừa liên tiếp nhận tin vui: Sau khi Nga quyết định mở cửa trở lại cho bảy doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, đến lượt Bộ Nông nghiệp Mỹ quyết định từ ngày 6-10, Việt Nam sẽ được xuất khẩu thêm nhãn, vải và có thể sẽ tiếp tục là vú sữa, xoài...

Chiều dần buông trên cao nguyên Mộc Châu tươi đẹp, bà Vũ Thị Đáng (đơn vị 70, Nông trường Mộc Châu) đang bổ những nhát cào vào “núi” thức ăn cao vài mét, rộng vài chục mét vuông tại hố ủ ướp thức ăn chứa trên 400 tấn, để đem bữa tối cho 43 “nàng” bò trong trang trại của mình.

Ngày 4.10, UBND tỉnh Bình Định đã có buổi làm việc với đoàn thủy sản Nhật Bản về việc duy trì, phát triển hoạt động mô hình khai thác, thu mua, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dương theo chuỗi.