Hơn 130 tấn chuối tại Vĩnh Phúc đã được giải cứu

Có thể kể đến như Đoàn thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc, Kênh truyền hình Nông nghiệp - nông thôn VTC16, Hội tình nguyện Lam Sơn, nhóm từ thiện “Cơm ngựa chứng”...
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc cho biết: Ngay sau khi nhận được thông tin chuối “ế” tại xã Liên Châu, đoàn viên thanh niên trên toàn tỉnh đã nhanh chóng tìm kiếm các đầu mối tiêu thụ cho nhân dân, đồng thời trực tiếp có mặt giúp bà con thu hoạch, vận chuyển chuối từ các vườn về nơi tiêu thụ tại Vĩnh Phúc và Hà Nội.
Sau 2 ngày, khoảng 1.000 buồng chuối với giá 50.000 đồng/ buồng đã được tiêu thụ hết.
Những ngày tới, Tỉnh đoàn Vĩnh Phúc sẽ cố gắng tiếp tục tìm nguồn tiêu thụ cho bà con.
Nếu như cách đây gần một tuần, nhiều hộ trồng chuối tại xã Liên Châu như ngồi trên lửa do chuối không có thương lái về thu mua hoặc có thu mua cũng chỉ với giá rất bèo chỉ từ 20.000 - 30.000 đồng/buồng thì đến nay, bà con yên tâm phần nào khi chuối đã có đầu ra.
Thoăn thoắt đôi tay cùng với các đoàn viên thanh niên tỉnh Vĩnh Phúc vận chuyển chuối lên chiếc xe tải 3 tấn sáng 21-10, nụ cười đã nở trên môi của ông Phan Văn Bình, trú tại thôn Nhật Chiêu 6, chủ vườn chuối rộng 10ha tại Liên Châu.
Ông cho hay, hai ngày qua, 1.000 buồng với giá 50.000 đồng/buồng của ông đã may mắn được “xuất vườn”.
Trao đổi với chúng tôi ngày 21/11, bà Bùi Thị Tuyết, cán bộ Nông nghiệp - môi trường UBND xã Liên Châu, huyện Yên Lạc cho biết, với sự giúp sức của nhiều tổ chức, cá nhân, đến nay, hơn 130 tấn chuối của nhân dân trên địa bàn xã đã được tiêu thụ.
Related news

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.

Năm 2000 tổ hợp tác góp vốn làm ăn tập thể theo khả năng của từng hộ, vì vốn ít, sản xuất muối bình thường nên nguồn thu không cao. Năm 2010 Tổ hợp tác xã Hiệp Phát với 8 thành viên tham gia góp hơn 4 tỉ đồng để sản xuất 8 ha muối trải bạt.

Một ngày giữa tháng 8, chúng tôi đến thăm Câu lạc bộ trồng táo xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Với nụ cười rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Phế, Chủ nhiệm CLB lại thông báo thêm một tin vui: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, ngày 9-8 vừa qua, chúng tôi đã thành lập HTX trồng táo Mỹ Khánh, với sự tham gia của 20 xã viên vốn là các thành viên của CLB trồng táo trước đây, với tổng diện tích trồng táo là 13 ha”.

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.

Vụ mùa năm nay, gia đình anh nuôi 1,7 sào ốc hương. Sau 5 tháng, anh thu hoạch hơn 2 tấn ốc, trị giá gần 200 triệu đồng. Anh thu hoạch ốc bằng máy hút ốc, tránh được thất thoát từ 30- 40% và giảm được công lao động. Đây là một mô hình mới thu hoạch ốc hương bằng việc đưa cơ giới vào sản xuất góp phần phát triển nông thôn mới.