Hội thảo mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học
Qua đó nhằm giúp cho nông dân là những người đã, đang và dự định thực hiện mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học có dịp gặp gỡ giao lưu chia sẽ kinh nghiệm cũng như những kiến thức cơ bản của quy trình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh học nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất của nông dânnhư:
Giới thiệu 2 loại hình nuôi ếch là nuôi trong bạt, nuôi trong vèo giăng trong ao và lợi ích của mỗi mô hình;
Kỹ thuật cải tạo ao; thiết kế các loại vèo nuôi để đặt trong ao, thiết kế các bạt nuôi trên bờ; xử lý nước; chọn ếch giống, mật độ thả giống; cách cho ăn, chăm sóc, phòng bệnh, quản lý ếch nuôi và quản lý môi trường nước; kỹ thuật thay nước;
Kỹ thuật sử dụng men vi sinh trộn vào thức ăn cho ếch ăn và dùng men vi sinh xử lý nước; cách tính hiệu quả kinh tế và đặc biệt là việc trao đổi chia sẽ kinh nghiệm thực tế của những nông dân đã thực hiện trước nay.
Qua đó đã giúp cho nông dân được mắt thấy tai nghe những cách làm hay để những ai có điều kiện sẽ áp dụng nhằm góp phần tăng thu nhập cho nông dân và điều quan trọng là tạo ra được sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường.
Được biết trong năm 2015 mô hình nuôi ếch thương phẩm an toàn sinh họcđang thực hiện 1.000m2 có 10 hộ tham gia ở 2 xã là Mỹ Thành Nam và Phú Nhuận - huyện Cai Lậy; nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ con giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt vụ nuôi, đến nay ếch được 35 ngày đạt cỡ 3 - 7con/kg.
Dự kiến khoảng nữa tháng tới bắt đầu thu hoạch cỡ 3 - 4 con/kg, theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật ếch nuôi đạt yêu cầu đặt ra, các hộ tham gia đều nhiệt tình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Đây được xem là mô hình thích hợp với những hộ gia đình có ít đất sản xuất hay khu vực đô thị và được xem là mô hình có khả năng phát triển bền vững trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm
Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh vừa phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển HTX phục vụ cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh” với sự tham gia của đại diện các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo các địa phương, các HTX và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Được biết, vùng sản xuất lúa ở Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Bình Thành có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, có thể vận chuyển lúa bằng xe tải hoặc ghe; hệ thống ô bao và tưới tiêu đảm bảo sản xuất đồng loạt đáp ứng được khối lượng lớn lúa mà doanh nghiệp yêu cầu; Hợp tác xã đủ năng lực để doanh nghiệp giao dịch ký hợp đồng.
Các tiểu thương cho biết, hiện giá gừng đã giảm một nửa so với cách đây một tuần. Hiện tại, giá gừng non chỉ ở mức 40.000-45.000 đồng/kg (lúc cao nhất lên đến 80.000-100.000 đồng/kg). Tuy nhiên với giá này vẫn còn cao gấp đôi so với cùng kỳ năm 2013.
Những năm qua, phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi được nông dân huyện Cao Lãnh tích cực hưởng ứng. Từ đó, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương nông dân dám nghĩ, dám làm, cần cù, sáng tạo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng bằng chính đôi tay, khối óc của mình.