Hội Thảo Đánh Giá Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Luân Canh Lúa - Tôm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình tổ chức buổi hội thảo đánh giá kết quả mô hình cánh đồng mẫu lớn luân canh lúa - tôm tại hộ ông Trần Thanh Bình, ở ấp Hà Phúc Ứng, xã Biển Bạch.
Mô hình này có 47 hộ dân tham gia, với diện tích 80 ha, bà con được cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn. Theo báo cáo của hai hộ tham gia mô hình, sau hơn 2 tháng chăm sóc, cho ăn dậm và làm đúng quy trình, tôm đạt trọng lượng 40 - 50 con/kg, năng suất ước đạt gần 350 kg/ha, sau khi trừ chi phí còn lãi trên 50 triệu đồng.
Hiện nay, toàn huyện Thới Bình có hơn 2.000 ha đất nuôi tôm quảng canh cải tiến và nuôi luân canh tôm - lúa, năng suất thu hoạch mỗi vụ bình quân gần 400 - 500 kg tôm/ha, nhiều bà con có mức thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều so với nuôi tôm quảng canh truyền thong.
Có thể bạn quan tâm

Theo tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), những ngày vừa qua đã tiếp tục ghi nhận thêm một ổ dịch cúm gia cầm tại TP Cần Thơ.
Ngày 13/4, ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết, địa phương đang xây dựng mô hình hỗ trợ cho người nông dân chăn nuôi bò sữa.

Trong khi nhiều hộ nuôi heo rừng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) khó nắm bắt kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng và lúng túng trong việc tìm đầu ra thì ông Trần Văn Hiến (thôn Thạnh Đức) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển quy mô đàn heo rừng lên đến hàng trăm con, trở thành gia đình nuôi heo rừng có quy mô lớn tại huyện miền núi này.

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".