Ký Kết Toàn Diện Về Phát Triển Cây Cao Su Ở Các Tỉnh Phía Bắc
Sáng ngày 20/4, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã tổ chức ký kết phương án chia sản phẩm giữa hộ gia đình, cá nhân góp quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh cao su với các Công ty cổ phần cao su trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Theo thỏa thuận được ký kết, thời gian góp đất ít nhất là 1 chu kỳ sản xuất cao su 27 năm. Người góp đất nếu đủ điều kiện được ưu tiên tuyển dụng vào làm công nhân của các công ty cao su và có quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Lao động.
Khi cây cao su có sản phẩm, người góp đất sẽ được chia sản phẩm tối thiểu là 10% trên sản lượng vườn cây và được công ty mua theo giá thống nhất với cơ quan quản lý giá của địa phương ban hành định kỳ.
Trước đó, tập đoàn công nghiệp cao su đã thành lập thêm công ty cao su Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Theo kế hoạch, đến năm 2020 tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam sẽ nâng diện tích cây cao su tại Điện Biên lên con số 20.000ha.
Có thể bạn quan tâm
Cây bưởi Diễn dễ trồng, dễ chăm sóc, được thị trường ưa chuộng, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Do đó, từ những hộ dân trồng manh mún ban đầu, đến nay, xóm Đại Đồng (xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đã có khoảng 60 hộ trồng bưởi Diễn với tổng diện tích trên 30 ha.
Thăm vườn đu đủ Long An ruột vàng của gia đình nông dân Dương Trường Sơn (39 tuổi), ở thôn 4, xã Tân Phúc (Hàm Tân - Bình Thuận), chúng tôi ghi nhận cách làm mới anh đang áp dụng trên vùng đất còn nhiều khó khăn. Để có vườn đu đủ xanh tốt, cho trái nhiều như hiện nay, anh Sơn trải qua bao vất vả khổ cực.
Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như sở thích của khách hàng, nên từ sản xuất mai vàng, cơ sở của anh Hồ Thanh Tòng ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) chuyển sang trồng các loại kiểng trái.
Ngày 30/12, UBND tỉnh Quảng Nam thông qua quyết định cấp bổ sung hơn 300 triệu đồng cho huyện Duy Xuyên, từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh năm 2014, để thực hiện chi hỗ trợ cho các chủ vật nuôi có gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Trong năm qua, huyện Duy Xuyên tiêu hủy hơn 14.000 con vịt bị nhiễm cúm gia cầm.
Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy công tác ứng dụng KHCN vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ các hộ nông dân ứng dụng KHCN còn ít. Vì vậy, chất lượng, sản phẩm, giá trị tạo ra từ KHCN vẫn chưa cao, sức cạnh tranh của nông sản Bình Thuận còn yếu.