Nông Dân Thành Phố Hồ Chí Minh Méo Mặt Vì Cải Xanh Rớt Giá Thê Thảm
Gần 3 tháng nay, nhiều hộ nông dân ở xã Thới Tam Thôn 6 (Huyện Hóc Môn, TP HCM) trong tình cảnh “đứng ngồi không yên” vì cải xanh rớt giá thê thảm.
Nông dân Lê Văn Thuật (SN 1971) nhìn 5 ha cải xanh ngao ngán: “Bà con trong xã bị cạnh tranh hết sức gay gắt bởi một số loại cải xanh không rõ nguồn gốc và giá rất rẻ”.
Theo ông Thuật, giá cải xanh do nông dân trồng hiện còn 1.000-2.000 đồng/kg, chỉ bằng 1/10 so với trước. “Hôm nào không có cải xanh từ nơi khác đến, chợ khan hiến, mới bán được 10.000 -12.000 đồng/kg. Nhưng một tháng chỉ có vài ngày bán được với giá đó” - ông Thuật buồn bã nói.
Tương tự, gần một tháng nay, anh Nguyễn Văn Sĩ (SN 1983) “ăn không ngon, ngủ không yên” vì cải xanh rớt giá như bèo. “Vụ mùa vừa rồi tôi lỗ gần 10 triệu đồng. Mong sao đợt thu hoạch lần này thu hồi lại vốn” - Anh tâm sư.
Theo nhiều hộ nông dân trong xã, do hầu hết các hộ đều trồng cải xanh theo kiểu manh mún, chưa đảm bảo tốt về số lượng, chất lượng và nhất là không có thương hiệu chính thống nên không bán được giá cao, cũng như không vào được siêu thị.
Bà Kiều Thu (SN 1978) cho biết: “Nếu bán cải xanh cho các siêu thị thì phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe. Khâu thanh toán tiền tại các siêu thị khá chậm nên chúng tôi không còn vốn để trồng tiếp nên buộc phải bán cho thương lái ngoài chợ để thu hồi vốn nhanh”.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Lý Thường Tình cũng như nhiều hộ dân ở thôn Đức Long 2, xã An Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá - giàu.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL: “Với diện tích sản xuất lúa giống năm 2013 của An Giang là 22.338 héc-ta, sản lượng lúa giống đưa ra thị trường cả nước 138.500 tấn, An Giang trở thành tỉnh đứng đầu về xã hội hóa giống lúa”.
Không ít người tò mò tìm đến xã Xuân Bảo (Cẩm Mỹ - Đồng Nai) để chiêm ngưỡng những cây bơ cho “trái vàng”. Bởi chỉ thu hoạch 2-3 cây bơ đã có thể mua được cả lượng vàng.
Huyện Hải Hậu (Nam Định) có 15.000ha đất nông nghiệp, trong đó 11.000ha đất trồng lúa, 4.000ha trồng màu và vườn tạp. Những năm qua, nhân dân trong huyện đã nỗ lực phát triển kinh tế, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ). Đặc biệt, mô hình nuôi gà an toàn sinh học đã chứng minh được hiệu quả bền vững khi vừa cho lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.