Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Giống Nhân Tạo Ở Hồ Chí Minh

Hội Thảo Đánh Giá Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Cua Thương Phẩm Giống Nhân Tạo Ở Hồ Chí Minh
Ngày đăng: 28/10/2012

Sáng ngày 23/10/2012, Trạm Khuyến nông Cần Giờ thuộc Trung tâm Khuyến nông TP.HCM tổ chức hội thảo đầu bờ “Mô hình nuôi cua thương phẩm bằng giống nhân tạo” tại Ấp An Phước, xã Tam Thôn Hiệp, TP. HCM.
 
Cua là đối tượng quen thuộc đối với người nuôi thủy sản nước lợ, tuy nhiên do sức hút quá lớn từ con tôm nên ít người quan tâm đến đối tượng này. Tuy nhiên con giống tự nhiên ngày càng khan hiếm cạn kiệt. Năm 2011, Trạm Khuyến nông Cần Giờ tiến hành trình diễn ở các xã trên địa bàn huyện Cần Giờ và mô hình đạt hiệu quả khi áp dụng quy trình với mật độ nuôi 01 con/m² và tỷ lệ sống trên 40%. Sau hơn 4 tháng nuôi, ông thu được gần 400 kg cua thịt, trung bình 300 g/con, gia đình ông thu gần 26,5 triệu đồng tiền lãi.
 
Trong chương trình Hội thảo, các đại biểu đã tham quan mô hình tại hộ ông Nguyễn Văn Đời. Ông Nguyễn Văn Đời phấn khởi cho biết, gia đình ông tham gia mô hình với diện tích 0,5 ha, được hỗ trợ 5000 con cua giống và một phần thức ăn. Bà con nông dân được trạm khuyến nông tập huấn nuôi cua giống nhân tạo qua kết quả mô hình, bà con nhận thấy nuôi cua mang lại lợi nhuận không nhỏ, lại ít rủi ro hơn so với nuôi tôm nên nhiều người chuyển sang nuôi cua. Bên cạnh đó, giá cua thương phẩm luôn duy trì ở mức cao và ổn định từ 180.000 – 200.000 đồng/kg đối với cua gạch và 140.000 – 150.000 đồng/kg đối với cua thường. Chính điều này giúp người dân yên tâm hơn trong đầu tư, sản xuất. Bên cạnh còn giải quyết tăng nguồn thu nhập cho cuộc sống người dân.

Qua đánh giá kết quả hội thảo đầu bờ của mô hình cua thương phẩm bằng giống nhân tạo nhận thấy là đối tượng tương đối dễ nuôi, ít dịch bệnh, quá trình nuôi yêu cầu kỹ thuật không quá phức tạp như nuôi tôm, quá trình chăm sóc quản lý cũng đơn giản hơn. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay đối với nuôi cua giống nhân tạo là đối tượng này khá nhạy cảm với sự thay đổi độ mặn nên cần thả nuôi sớm, tránh mùa mưa làm độ mặn thay đổi, gây hao hụt lớn. Mặt khác, cua giống nhân tạo có kích thước nhỏ, quá trình ương nuôi có tỷ lệ sống thấp... Chính vì vậy, để phát triển bền vững nghề nuôi cua thương phẩm đạt hiệu quả cao cần giải quyết tốt nguồn giống nhân tạo có chất lượng tốt.


Có thể bạn quan tâm

Sẽ sửa đổi chính sách phát triển thủy sản Sẽ sửa đổi chính sách phát triển thủy sản

Tại buổi làm việc giữa Bộ NN&PTNT với UBND tỉnh triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản (gọi tắt là Nghị định 67) diễn ra chiều ngày 21.9.

25/09/2015
Agribank đưa vốn vào nông nghiệp, nông thôn Agribank đưa vốn vào nông nghiệp, nông thôn

Xác định vai trò đồng hành với nông dân trên lĩnh vực nông nghiệp, thời gian qua Agribank Quảng Nam đã trở thành ngân hàng tiên phong trong việc triển khai, thực hiện cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn.

25/09/2015
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Cù Lao Chàm Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Cù Lao Chàm

UBND TP.Hội An vừa phê duyệt phương án cải tạo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại khu vực cánh đồng Chùa (thôn Bãi Làng, xã Tân Hiệp) với tổng giá trị đầu tư là 421 triệu đồng.

25/09/2015
Hạ tầng nghề cá chưa đáp ứng nhu cầu Hạ tầng nghề cá chưa đáp ứng nhu cầu

Hạ tầng nghề cá còn nhiều hạn chế đang là nỗi lo của ngư dân lẫn chính quyền các địa phương ven biển. Quảng Nam đã kiến nghị Trung ương sớm triển khai các dự án phát triển hạ tầng, trong đó việc xây dựng các trung tâm dịch vụ hậu cần là rất bức thiết…

25/09/2015
Xuất hiện dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc tại Nam Giang Xuất hiện dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc tại Nam Giang

Hiện nay, trên địa bàn các xã Đắc Tôi, La Dêê, Đắc Pre, Chà Vàl và xã Zuôih (Nam Giang) xảy ra dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc với 126 con mắc bệnh

25/09/2015