Khởi công xây dựng trang trại nuôi lợn nái quy mô 300 con

Dự án do ông Trần Minh Quế làm chủ đầu tư, có tổng diện trên 40ha, số vốn đầu tư giai đoạn 1 trên 12 tỷ đồng, quy mô 300 con lợn nái, dự kiến mỗi năm cung ứng 6.000 con giống thương phẩm cho hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ liên kết với doanh nghiệp thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã rên địa bàn huyện.
Dự kiến trang trại sẽ hoàn thành và thả giống vào tháng 4/2016; đến cuối năm 2016 sẽ có lợn giống cung ứng cho chăn nuôi.
Sau giai đoạn 1, dự án tiếp tục nâng mức đầu tư và quy mô chăn nuôi lợn nái nhằm đáp ứng nhu cầu lợn giống trên địa bàn huyện và địa phương lân cận.
Được biết, đây là trại lớn nái thứ 3 trên địa bàn huyện Vũ Quang được triển khai xây dựng. Trước đó 2 trại lợn nái ở xã n Phú đã đi vào hoạt động với quy mô 1.100 con.
Nhờ các chính sách khuyến khích trong chăn nuôi lợn, đến nay, huyện Vũ Quang đã thành lập 10 tổ hợp tác với 92 hộ tham gia nuôi 2.040 con/lứa.
Việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn đã góp phần đáng kể trong nâng cao thu nhập cho các nông hộ, góp phần xây dựng nông thôn mới ở huyện Vũ Quang.
Có thể bạn quan tâm

Vùng chuyên canh cây cam, quýt tại xã Quang Thuận (Bạch Thông, Bắc Kạn) đang bắt đầu bước vào vụ thu hoạch. Thời điểm này, tất cả người dân đều chú trọng “bám” vườn, vừa thu hái những lứa quả chín sớm, đồng thời phòng ngừa sâu bệnh gây mất năng suất.

Thời điểm này, nông dân huyện Mường Khương (Lào Cai) bước vào vụ thu hoạch quýt. Diện tích quýt cho thu hoạch năm 2015 là 45 ha, tăng 15ha so với năm 2014.

Trái ngược với chăn nuôi, ngành thủy sản nước ta được coi là có lợi thế nhất sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Với mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, ông Hoàng Văn Cát, dân tộc Tày, ở thôn Ngòi Kèn, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái) lãi 200 triệu đồng/năm.

Từ ngày 17 đến 21.10, mưa lũ xảy ra trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận gây thiệt hại nặng cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nhất là diện tích thanh long đang canh tác.