Thu 140 triệu đồng/ha cao su thanh lý

Hiện nay, 1ha cao su thanh lý, người dân có thể thu về 100 - 140 triệu đồng từ việc bán gỗ, trong khi suất đầu tư 1ha cao su từ trồng đến khai thác mủ (6 - 8 năm) vào khoảng 70 - 100 triệu đồng/ha.
Đây là điều thuận lợi vì không cần phải vay vốn tái canh như các loại cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê.
Được biết, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ chế biến từ cao su có thể đạt 1,6 - 1,9 tỷ USD/năm.
Mỗi năm, diện tích cao su cần thanh lý lên đến 15.000 - 30.000ha trong tổng diện tích 977.000ha cao su của cả nước, lượng gỗ cao su cung cấp ra thị trường 3 - 9 triệu m3 gỗ tròn/năm, hoặc 0,4 - 1,4 triệu m3 gỗ sơ chế/năm.
Có thể bạn quan tâm

Để nguồn lợi thủy sản phát triển bền vững, bên cạnh việc quy hoạch bãi giống, bãi đẻ thì việc tái tạo nguồn lợi thủy sản đang được quan tâm.

Nhiều hộ chăn nuôi dù đã bảo vệ thành công đàn gia cầm trong dịch cúm, nhưng lại khó bảo vệ kinh tế của mình trước lượng cầu đang sụt giảm.

Tại các chợ, giá thịt heo cũng tăng từ 3-5 ngàn đồng/kg. Theo các thương lái chuyên mua heo giết mổ đưa về các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh, khả năng giá heo hơi sẽ còn tiếp tục giữ mức cao trong một vài tuần tới.

Theo tính toán của các hộ trồng ớt, sau 2 tháng trồng ớt sẽ bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch liên tục từ 4 đến 5 tháng, sản lượng đạt từ 25 đến 30 tấn/ha, thu nhập bình quân của mỗi ha ớt đạt từ 175 đến 220 triệu đồng (đã trừ chi phí). Với lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với những cây trồng khác nên huyện Yên Định đang chỉ đạo các xã rà soát để mở rộng diện tích trồng ớt trong thời gian tới.

Phòng Kinh tế TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cho biết, kết thúc niên vụ 2013 - 2014, mô hình Cánh đồng mẫu cà phê (do UBND thành phố phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, Công ty TNHH Dak Man Việt Nam thực hiện) tại thôn 3, xã Hoà Thuận đã thu được 100 tấn cà phê đạt tiêu chuẩn 4C.