Hội Thảo Đánh Giá Dịch Bệnh Trên Tôm

Đánh giá lại thực trạng diễn biến tình hình bệnh tôm ở Cà Mau, đề xuất giải pháp khắc phục nhằm trao đổi kinh nghiệm và phát triển nghề nuôi tôm bền vững là nội dung quan trọng tại hội thảo khoa học được tổ chức ngày 1/7 do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Phân viện nghiên cứu thủy sản Minh Hải đồng tổ chức.
Trong những năm qua, tình hình thiệt hại do dịch bệnh trên tôm diễn ra phức tạp, mặc dù tỉnh đã chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Riêng năm 2013, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trên 13.900 ha, chủ yếu tập trung ở hình thức nuôi tôm công nghiệp.
Hội thảo thông báo những thông tin khoa học mới nhất nghiên cứu về dịch bệnh trên tôm như: Hội chứng chết sớm, hoại tử gan tụy cấp đối với tôm nuôi từ năm 2010 đến nay. Đây là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, hiệp hội, công ty, nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất tôm trao đổi, chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm, giải pháp về kiểm soát, khống chế bệnh tôm.
Qua hội thảo sẽ giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách, xây dựng những chương trình, dự án giúp nghề nuôi tôm trong tỉnh phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm

So với cùng kỳ năm 2013, số lượng giảm 10,78%, trị giá FOB giảm 10,27%, trị giá CIF giảm 9,2% và giá FOB bình quân tăng 2,43 USD/tấn; hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 2,102 triệu tấn.

Với khoảng 44.770 hécta, cây điều đang đứng ở tốp đầu về diện tích canh tác tại Đồng Nai và cả nước. Đây vẫn là cây trồng chủ lực của tỉnh vì theo quy hoạch của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn, Đồng Nai nằm trong vùng trọng điểm phát triển cây điều của cả nước.

Ông Đào Hồng Đức, Cục trưởng Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản cho biết, tàu cũ nhập về Việt Nam phải dưới 8 tuổi. Trong khi đại gia công ty Đức Khải xin nhập tàu gần 30 tuổi.

Nghề làm “vàng trắng” là cách gọi vui của nhiều người dân chuyên làm tiêu sọ trong tỉnh. Nghề này giúp nhiều người trở nên khá giả, song cũng khiến không ít hộ trắng tay. Thực tế, muốn làm được mẻ tiêu sọ (tiêu trắng) tương đối vất vả.

Từ UBND xã An lạc Tây (Kế Sách - Sóc Trăng) ngồi phà, chúng tôi đặt chân lên vùng đất nằm giữa sông Hậu có cái tên Cồn Cò (thuộc ấp An Tấn, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách). Tại đây, ngoại trừ con đường đi được lót bằng dal thì hầu hết những phần đất trống đều được người dân trồng nhãn.