Treo Ao Tôm Chờ Bảo Hiểm Bồi Thường

Cà Mau là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất cả nước nhưng hiện nông dân ở “vựa tôm” phải đối mặt với nguy cơ phá sản khi tôm nuôi liên tiếp bị thiệt hại, nợ tiền đại lý thức ăn, nợ ngân hàng, đẩy hàng loạt hộ vào cảnh khốn đốn.
Trước đó, được sự vận động từ các cấp, các ngành của tỉnh Cà Mau, hàng trăm nông dân đã mua bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) nhằm giảm bớt tổn thất khi có thiệt hại xảy ra cho tôm. Tuy nhiên, đến khi nông dân bị thiệt hại thì đơn vị bán thí điểm BHNN ở Cà Mau là Công ty Bảo Minh Cà Mau (thuộc Tổng Công ty CP Bảo Minh, gọi tắt Bảo Minh - PV) lại tìm đủ lý do để kéo dài các khoản bồi thường hợp đồng (HĐ) BHNN.
Cũng như bao nông dân khác ở địa phương, ông Nguyễn Văn Hiền (Việt kiều Thụy Điển), trú tại xã Hòa Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau được chính quyền địa phương vận động tham gia mua BHNN. Và bây giờ ông Việt kiều này cũng “dính” vào món nợ không dễ đòi từ Bảo Minh. Nói về số tiền Bảo Minh còn nợ tiền bồi thường BHNN của mình, ông Hiền lắc đầu: “Mình chân ướt chân ráo biết chi chuyện BHNN, nhưng khi được chính quyền địa phương vận động tham gia nên bỏ tiền ra mua BHNN. Ai dè, mọi lời hứa êm tai của đơn vị bán thí điểm BHNN đã nhanh chóng theo gió bay”.
Theo lời ông Hiền, đầu năm 2013, ông bỏ ra 25 triệu đồng mua BHNN từ Công ty Bảo Minh Cà Mau cho 3 đầm tôm (diện tích khoảng 10.000m²). Tháng 1-2013, ông Hiền thả con giống xuống đầm, hơn 1 tháng tôm chết hết. Ông liên hệ với ngành chức năng làm đầy đủ các thủ tục, gửi đến Bảo Minh Cà Mau. Hồ sơ gửi đi hơn 2 tháng, nhưng tiền bồi thường (khoảng 240 triệu đồng) vẫn bặt tăm.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa (67 tuổi), ngụ ấp Bùng Binh, xã Hòa Thành, TP Cà Mau, có 3 hầm nuôi tôm công nghiệp, nhưng giờ phải treo đầm. “Hết tiền để tái đầu tư rồi. Tôm thì chết, còn nợ thì tứ phía không biết xoay sở ra sao. Mấy hôm nay đại lý bán thức ăn cứ thúc trả tiền, tôi hứa khi nào lấy được tiền bồi thường BHNN thì trả. Nhưng chắc lâu lắm”, ông Nghĩa nói. Số tiền bồi thường HĐ của ông Nghĩa khoảng 40 triệu đồng, nhưng bị Bảo Minh “ngâm” gần 4 tháng qua. Tương tự, ông Trần Văn Ngoán, ngụ ấp Cái Ngang cũng bị Bảo Minh nợ bồi thường HĐ khoảng 70 triệu đồng.
Ông Vương Chí Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Thành, TP Cà Mau cho biết, toàn xã có 84 hộ dân tham gia mua BHNN, với 136 HĐ (diện tích 54ha trong tổng số 216ha nuôi tôm công nghiệp của địa phương). Tính đến nay đã có 116 HĐ bị thiệt hại, nhưng phía Bảo Minh chỉ mới bồi thường 19 HĐ.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).

Bệnh cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục địch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Trung tâm chẩn đoán Thú y T.Ư (thuộc Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan - Ninh Bình) là do vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân (SCV) trên mẫu bệnh phẩm cá trắm cỏ tại cơ sở nuôi cá của anh Nguyễn Văn Kiên (xã Gia Thủy, Nho Quan).

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.