Hội Thảo Đánh Giá Dịch Bệnh Trên Tôm
Đánh giá lại thực trạng diễn biến tình hình bệnh tôm ở Cà Mau, đề xuất giải pháp khắc phục nhằm trao đổi kinh nghiệm và phát triển nghề nuôi tôm bền vững là nội dung quan trọng tại hội thảo khoa học được tổ chức ngày 1/7 do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Phân viện nghiên cứu thủy sản Minh Hải đồng tổ chức.
Trong những năm qua, tình hình thiệt hại do dịch bệnh trên tôm diễn ra phức tạp, mặc dù tỉnh đã chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh. Riêng năm 2013, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trên 13.900 ha, chủ yếu tập trung ở hình thức nuôi tôm công nghiệp.
Hội thảo thông báo những thông tin khoa học mới nhất nghiên cứu về dịch bệnh trên tôm như: Hội chứng chết sớm, hoại tử gan tụy cấp đối với tôm nuôi từ năm 2010 đến nay. Đây là diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lý, hiệp hội, công ty, nông dân tham gia vào chuỗi sản xuất tôm trao đổi, chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm, giải pháp về kiểm soát, khống chế bệnh tôm.
Qua hội thảo sẽ giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách, xây dựng những chương trình, dự án giúp nghề nuôi tôm trong tỉnh phát triển bền vững.
Related news
Nông dân đầu tiên ở đất Cảng mạnh dạn đầu tư trồng măng tây. Hai năm nay, bình quân mỗi năm anh Cảnh lãi ròng 200 triệu đồng từ 5 sào “rau xanh cao cấp” này.
Tự đi Nga, Trung Quốc, Thái Lan học hỏi nghề nông, du nhập được 2 giống chanh quý mang về nước, thuê mượn đất chỉ chuyên canh cây chanh, lợi nhuận 2 tỷ/năm
Từ việc chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang trồng dưa lê siêu ngọt VietGAP, nhiều hộ dân ở xã Đông Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) thu lãi gần chục triệu đồng
Triển khai từ năm 2016, mô hình trồng giống dâu lai mới và nuôi tằm tập trung khẳng định hiệu quả kinh tế cao, thu nhập từ kén đạt gần 200 triệu đồng/ha dâu.
“Được cấy lúa” thì hầu như người nào cũng biết. “Được cấy lúa” là tên do nhiều người dân địa phương gọi anh nông dân Đỗ Văn Được