Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thí Điểm Trồng Hẹ Theo VietGAP

Thí Điểm Trồng Hẹ Theo VietGAP
Ngày đăng: 21/08/2013

Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tăng thu nhập cho nông dân, Trung tâm Khuyến nông Tiền Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông Chợ Gạo (Tiền Giang) đang thực hiện thí điểm mô hình sản xuất hẹ theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Phục Nhứt.

Mô hình này được thực hiện tại ấp Bình Khương 1 trên diện tích 3 ha của 24 hộ nông dân. Theo đó, nông dân được hỗ trợ phân hữu cơ và được chuyển giao kỹ thuật trồng hẹ, trong đó, thường xuyên được tập huấn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đúng theo quy trình sản xuất VietGAP. Qua sản xuất thực tế, hiện nông dân trong mô hình sản xuất hẹ theo VietGAP đã thu hoạch được 2 đợt sản phẩm, với năng suất bình quân đạt 10 tấn/ha/đợt, cao hơn 10% so với trước đây, nhất là chi phí đầu tư sản xuất giảm gần 2 triệu đồng/ha, lợi nhuận tăng từ 1 đến 3 triệu đồng/ha.

Theo đánh giá của nông dân, ưu điểm của mô hình sản xuất hẹ theo quy trình VietGAP là có thể tăng từ 2 đến 3 đợt thu hoạch/vụ, hạn chế được sâu bệnh, nhất là giảm được công lao động, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường.

Toàn huyện Chợ Gạo hiện có 250 ha hẹ, tập trung ở các xã: Bình Phục Nhứt, Bình Phan, Long Bình Điền,… Với giá bán bình quân trên 8 ngàn đồng/kg, thời gian qua, cây hẹ mang lại cuộc sống ổn định cho nông dân, được các địa phương này khuyến khích thâm canh tăng vụ để tăng thu nhập.


Có thể bạn quan tâm

Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê Tăng nguồn thức ăn cho bò với mô hình rơm ủ Urê

Theo đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, phấn đấu đến năm 2020 đàn bò sữa của tỉnh đạt 17.800 con, tăng hơn 10.000 con so với tổng số đàn bò hiện tại. Khi đó vấn đề thức ăn cho bò sẽ trở thành mối lưu tâm hàng đầu của nông hộ.

10/08/2015
Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa Tìm giải pháp gỡ khó cho ngành sữa

Trước làn sóng đầu tư được dự báo là rất lớn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), ngành chăn nuôi, tiêu thụ sữa tươi của Hà Nội sẽ đứng trước nhiều thách thức.

10/08/2015
Thuần hóa giống gà Đông Tảo ở Lâm Hà (Lâm Đồng) Thuần hóa giống gà Đông Tảo ở Lâm Hà (Lâm Đồng)

Nhà nông trẻ Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1986) đã mạnh dạn chuyển đổi cả ngàn mét vuông diện tích đất trồng mía để xây dựng chuồng trại chăn nuôi “thuần hóa” giống gà Đông Tảo (một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam) tại thôn 3, xã Mê Linh, Lâm Hà, Lâm Đồng đạt thu nhập tăng cao mỗi tháng.

10/08/2015
Mang... lợn cắp nách đi cạnh tranh khi vào TPP? Mang... lợn cắp nách đi cạnh tranh khi vào TPP?

VEPR dự báo ngành chăn nuôi Việt Nam chịu tác động tiêu cực nhất của TPP, còn đại diện Cục Chăn nuôi tin vẫn có nhiều sản phẩm có thể cạnh tranh, ví dụ như lợn cắp nách

10/08/2015
Săn trâu bò hoang Săn trâu bò hoang

Khi lòng hồ Tả Trạch (Thừa Thiên Huế) tích nước cùng với tập quán chăn thả "gửi trâu cho trời" đã hình thành nên những đàn trâu, bò hoang bị "kẹt lại" giữa rừng, trở nên vô chủ. Cũng từ đó, ở Dương Hòa (thị xã Hương Thủy) có một nghề khá đặc biệt, không kém phần hiểm nguy: nghề bắt trâu, bò hoang.

10/08/2015