Rong Sụn Được Mùa, Trúng Giá

Thời điểm này, nông dân huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch rong sụn. Niềm vui hiện rõ trên từng khuôn mặt khi sản phẩm được mùa, trúng giá.
Vụ đông-xuân năm nay, nông dân huyện Ninh Hải nuôi thả 33,5 ha rong sụn (tăng 5,3ha so với cùng kỳ năm trước), tập trung ở 2 xã Thanh Hải và Tri Hải. trên 10 ha đã thu hoạch cho sản lượng 240 tấn, tăng 10 tấn so với cùng kỳ năm trước. Với giá bán bình quân từ 3.800-4.200 đồng/kg rong tươi, 26.000 -28.000 ngàn đồng/kg rong khô (cao gấp rưỡi so với trước) người trồng rong sụn trên địa bàn huyện đang hết sức phấn khởi.
Được xem là “thủ phủ” rong sụn của huyện, những ngày này nông dân thôn Mỹ Hiệp, xã Thanh Hải hối hả bước vào thu hoạch. Có mặt tại địa phương lúc 8 giờ, chúng tôi ghi nhận không khí lao động khẩn trương nơi đây.
Chị Nguyễn Thị Hoa, phấn khởi, cho biết: Vụ đông-xuân năm nay, gia đình nuôi thả 120 kg rong sụn theo hình thức dây đơn trên đáy, vừa trồng vừa cắt tỉa nhân giống, cuối vụ thu hoạch 5 sào, đạt trên 10 tấn rong tươi. Với giá bán bình quân 4.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình thu lãi trên 30 triệu đồng.
Đồng chí Lê Thành Nhật, Chủ tịch UBND xã Thanh Hải cho biết: Vụ đông- xuân năm nay, nông dân thôn Mỹ Hiệp nuôi thả 21 ha rong sụn theo hình thức dây đơn trên đáy. Do thời tiết thuận lợi nên rong sụn phát triển tốt, năng suất cao, đạt trên 10 tấn/ha. Hiện toàn xã đã thu hoạch trên 4,4 ha, sản lượng 46 tấn, doanh thu trên 184 triệu đồng. Rong sụn được mùa, trúng giá nên bà con hết sức phấn khởi.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm qua, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Quảng Trị đã xây dựng nhiều mô hình, các đối tượng giống thủy sản mới đưa vào sản xuất có hiệu quả như: Mô hình nuôi cua biển, cá rô đầu vuông, cá rô phi đơn tính, cá chình lồng, cá lóc... Trong những mô hình đó phải kể đến mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng.
Mặc dù hạn hán khiến năng suất giảm, chỉ còn 5-6 tấn/ha, song nhờ xoài Úc trồng nghịch vụ, giá cả tăng cao nên nhiều nhà vườn ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa vẫn thu được tiền tỉ.

Các thị trường lớn đang dần tự chủ về lương thực, các nước có nguồn gạo xuất khẩu dồi dào tạo cạnh tranh gay gắt, trong khi gạo của Campuchia lại đang đi vào thị trường EU và Trung Quốc làm cho gạo Việt gặp khó về đầu ra.

Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm phục vụ xuất khẩu. Nhưng nhiều năm nay người dân vẫn phải đối mặt với tình trạng tôm chết do bệnh dịch.

Vấn đề về tiêu thụ nông sản tiếp tục là chủ đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm trong cả những phiên thảo luận tổ cũng như bên lề của kỳ họp thứ 9. Đại biều của tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Thế Tuy đã cho biết thêm nhiều thông tin về câu chuyện dưa hấu ở cửa khẩu Tân Thanh.