Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Hành Cùng Nông Dân

Đồng Hành Cùng Nông Dân
Ngày đăng: 26/03/2014

Chuyển đổi cơ cấu bắp giống - lúa giúp nông dân Khmer (Trà Vinh) thoát nghèo.

Tỉnh Trà Vinh là một trong những địa bàn sản xuất hạt giống bắp lai với quy mô lớn tại đồng bằng sông Cửu Long, mỗi năm diện tích đều tăng. Các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải là nơi tập trung diện tích sản xuất hằng năm trong 2 vụ đông xuân và hè thu.

Địa bàn sản xuất đa số là đất cát giồng, nguồn nước chủ yếu từ kênh thủy lợi và giếng khoan, vào mùa khô không đủ để sử dụng cho canh tác lúa lại bị nhiễm phèn, mặn cuối mùa khô nên nhiều nơi đất bị bỏ hoang.

Bao tiêu sản phẩm

Hai huyện Cầu Ngang, Trà Cú có từ 30,32%-36,04% dân số thuộc diện nghèo và cận nghèo, thanh niên phải tìm việc làm ở các thành phố lớn. Người dân trong vùng đa số là đồng bào Khmer (chiếm 36%- 62,8% dân số tại các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, các xã trong vùng dự án chiếm đến 70,8%), có tập quán ngụ cư trên vùng đất cát giồng, chủ yếu canh tác lúa 2 vụ, thu nhập thấp, chưa tiếp cận được giống mới, cơ cấu cây trồng, khoa học công nghệ mới.

Nhằm giúp nông dân ở khu vực trên chọn lựa cây trồng phù hợp, phát triển kinh tế, Công ty CP Giống Cây trồng Miền Nam (SSC), vừa tiến hành ký kết với nông dân tại địa phương để giúp họ thoát nghèo. Quỹ “Thách thức doanh nghiệp Việt Nam (VBCF)” đã thỏa thuận tài trợ cho SSC triển khai dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp: Chuyển đổi cơ cấu bắp giống - lúa giúp nông dân Khmer tỉnh Trà Vinh thoát nghèo”, với tổng kinh phí toàn dự án là 42,386 tỉ đồng trong đó VBCF tài trợ 9,099 tỉ đồng.

Ông Hàng Phi Quang, Tổng Giám đốc SSC, cho biết trước nay, nông dân Trà Vinh tự để giống lúa theo tập quán, phục vụ nhu cầu gia đình, không chú ý đến chất lượng. Khi tham gia dự án bắp giống, các hộ nông dân sẽ được cấp giống bố mẹ, ứng trước vốn, hướng dẫn biện pháp canh tác bắp giống; nâng cao trình độ thâm canh, được bao tiêu sản phẩm thông qua hợp đồng liên kết 4 nhà.

Thay đổi cơ cấu

Nông dân hợp tác sản xuất hạt giống bắp F1 sẽ dần chuyển đổi tập quán canh tác lúa - lúa sang tập quán canh tác bắp giống - lúa, thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên hiện có và chủ trương của nhà nước, duy trì khoảng 100.000 ha bắp ở đồng bằng sông Cửu Long cho đến 2020.

Kết quả sản xuất thử hạt giống bắp của SSC tại địa phương trong thời gian qua cho thấy so với canh tác lúa, trong vụ đông xuân, bắp giống cho thu nhập tăng 57,69%, lợi nhuận tăng 2,9 lần, tương ứng 12,885 triệu đồng/ha.

Dự án tạo thêm việc làm cho người lao động nhờ các công việc phát sinh thêm (khử lẫn, rút cờ, thu hoạch) trong quá trình sản xuất bắp giống F1; qua hoạt động sấy, chế biến của nhà máy, các máy sấy vệ tinh của SSC tại các địa phương. Nông dân dễ dàng tiếp cận được hạt bắp giống F1 của dự án có chất lượng cao, giá thành thấp thông qua hệ thống phân phối rộng khắp cả nước của SSC.

Trong 2 năm 2014 - 2015, dự án có vùng nguyên liệu hạt giống bắp F1 ổn định với 1.100 ha được kiểm soát chất lượng, cung cấp thêm ra thị trường 2.750 tấn hạt bắp giống F1, giá thấp hơn giống nhập khẩu. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác tới nông dân.

Nâng cao thu nhập 2,9 lần cho 2.200 hộ nông dân trong vụ đông xuân, trong đó có hơn 1.500 hộ Khmer, từ 6,690 triệu đồng lên 19,575 triệu đồng/ha/vụ. Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, xây dựng nhà máy sấy, chế biến, đóng gói tại Trà Vinh với công suất ban đầu 2.000 tấn hạt giống/năm và 2 máy sấy vệ tinh tại hợp tác xã, nhóm nông dân.


Có thể bạn quan tâm

Giá Tôm Cao Chưa Từng Thấy Giá Tôm Cao Chưa Từng Thấy

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), đến ngày 14/11, giá tôm sú loại 20 con/kg trên địa bàn tỉnh này đã ở mức 290.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg so với tuần trước đó), loại 30 con/kg là 230.000 đ/kg (tăng 5.000 đ/kg), loại 40 con/kg là 205.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg).

21/11/2013
Nông Dân Vũ Trung Học Làm Giàu Trên Mảnh Đất Quê Hương Nông Dân Vũ Trung Học Làm Giàu Trên Mảnh Đất Quê Hương

Vừa qua, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2013" cho 62 nông dân tiên tiến trong cả nước. Trong số 62 nông dân được bình chọn và tôn vinh, người cao tuổi nhất là nông dân Trần Xuân Vịnh (70 tuổi) ở xã Đăk Hrinh, huyện Đắk Hà, Lâm Đồng; người trẻ tuổi nhất, đại diện cho tỉnh Vĩnh Phúc - anh Vũ Trung Học, nông dân xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường - nhận danh hiệu khi tròn 34 tuổi.

21/11/2013
Chống Nóng Chuồng Nuôi Bằng Cây Sắn Dây Chống Nóng Chuồng Nuôi Bằng Cây Sắn Dây

Đến thăm khu chăn nuôi tập chung tại thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương với tổng diện tích 36,5ha đồi, một trong những khu chăn nuôi tập chung lớn của tỉnh nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Từ nơi đây, các chủ trang trại đã có nhiều sáng tạo để cải tiến phương pháp chăn nuôi, trong đó phải nói đến “biện pháp chống nắng nóng cho chuồng nuôi bằng cây sắn dây” của ông Nguyễn Bác Ái.

21/11/2013
Mô Hình Chăn Nuôi Giống Gà Thịt Ri Lai (J.DABACCO) Đợt I Năm 2013 Mô Hình Chăn Nuôi Giống Gà Thịt Ri Lai (J.DABACCO) Đợt I Năm 2013

Vừa qua, UBND huyện Yên Thế đã tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện thí điểm mô hình chăn nuôi giống gà thịt Ri lai (J.DaBaCo) do Công ty Cổ phần tập đoàn Dabaco cung ứng đợt I tại các xã Đồng Tâm, Tam Tiến, Tiến Thắng.

21/11/2013
Chuyên Canh Cây Dược Liệu Chuyên Canh Cây Dược Liệu

Hơn 10 năm trước, bà con nơi đây cấy lúa trên những chân đất với năng suất rất thấp, có những năm còn mất trắng nên đã cùng nhau chuyển đổi sang trồng kim tiền thảo. Anh Vũ Văn Mến, thôn Dùm cho biết: "Thấy cây kim tiền thảo mọc ở các bờ rào, bụi rậm, biết là cây thuốc, chúng tôi nhổ về trồng rồi tự nhân giống ở vườn nhà. Sau một vài vụ cho hiệu quả kinh tế cao nên tôi đã mở rộng diện tích”. Ban đầu anh Mến trồng 3 sào, chăm sóc cẩn thận, sau hơn 3 tháng mỗi sào cho thu hoạch 7-8 tạ cây tươi, phơi khô còn 3 tạ, anh phải lặn lội sang tỉnh bạn tìm thương lái để bán.

21/11/2013