Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hơn 700 Ha Mía Ở Thanh Hóa Bị Bọ Hung Gây Hại

Hơn 700 Ha Mía Ở Thanh Hóa Bị Bọ Hung Gây Hại
Ngày đăng: 26/03/2014

Thanh Hóa hiện có 716,3 ha mía bị bọ hung đen gây hại, trong đó có 115,7 ha bị thiệt hại nặng, bốn ha có khả năng mất trắng.

Hiện, sâu non bọ hung đang ở tuổi 3, mật độ phổ biến 5 đến 7 con/hố, cao 15 con/hố, phát sinh chủ yếu trên diện tích mía ở các huyện Thạch Thành, Cẩm Thủy.

Chủ động phòng trừ bọ hung hại mía, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đề nghị lãnh đạo các huyện chỉ đạo phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông, UBND các xã phối hợp các nhà máy đường tuyên truyền, vận động nhân dân đào bắt bọ hung tuổi 3, thu gom sâu non trên diện tích nhiễm nặng và trên diện tích phá lưu gốc trồng mới; chuẩn bị vật tư cần thiết để thực hiện chiến dịch bẫy đèn diệt bọ hung đen trưởng thành.

Những vùng mía bị bọ hung gây hại nặng, Sở chỉ đạo nông dân không để lưu gốc vụ ba nhằm giảm thiếu hụt số cây trên đơn vị diện tích, giảm lượng sâu non trong quá trình phá lưu gốc; dùng một trong các loại thuốc hóa học Diazan 10GR, Basudin 10H, BAM 10G, Regen 3G, Padan 5G…, với lượng 30 đến 40 kg/ha, rắc một lớp mỏng trên mặt đất sau đó lấp dày 2 đến 3 cm, đặt hom mía lên hoặc bón vào gốc cách gốc 5 cm đối với mía lưu gốc; rắc hai bên hàng mía đẻ nhánh sau vun đợt I. Những nơi chủ động nước tưới, đối với mía đã thu hoạch xong có thể ngâm nước 5 đến 6 ngày để diệt sâu non.

Giải pháp lâu dài là trồng mía đúng thời vụ, thực hiện luân canh với một số cây trồng khác như đay, rau, đậu đỗ; đặc biệt luân canh với cây lúa nước sẽ giảm bọ hung gây hại mía.


Có thể bạn quan tâm

Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã

Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã, việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành chức năng với chính quyền địa phương, bà con chăn nuôi nhằm làm rõ ràng nguồn gốc gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn là việc làm quan trọng.

20/09/2014
Trà Vinh Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Sinh Sản Trà Vinh Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Sinh Sản

Nhằm xây dựng mô hình làm kinh tế mới trong đoàn viên thanh niên và ngoài quần chúng nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đoàn viên thanh niên và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

20/09/2014
Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Phát Triển, Nâng Cao Chất Lượng Đàn Bò Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Phát Triển, Nâng Cao Chất Lượng Đàn Bò

Những năm gần đây, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) không ngừng nỗ lực phát triển sản các sản phẩm nông nghiệp theo hướng liên kết, tạo sự ổn định, bền vững. Trong đó, phát triển, cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được địa phương tập trung thực hiện.

20/09/2014
Bù Đốp (Bình Phước) Trồng Mới 382 Ha Hồ Tiêu Bù Đốp (Bình Phước) Trồng Mới 382 Ha Hồ Tiêu

Diện tích hồ tiêu trồng mới ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã tăng 382 ha (16%) so năm 2013. Theo Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích hồ tiêu tăng dẫn đến nhiều diện tích cây công nghiệp khác giảm. 6 tháng đầu năm, diện tích cây điều trên địa bàn huyện giảm 197 ha, cao su giảm 135 ha, cà phê giảm 34 ha; các loại cây công nghiệp dài ngày khác giảm 14,4 ha.

20/09/2014
Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 1 Ha Ngô Cho Thu Nhập 30 Triệu Đồng/vụ Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 1 Ha Ngô Cho Thu Nhập 30 Triệu Đồng/vụ

Trước thực tế đó, huyện Nam Đông chỉ đạo phòng nông nghiệp, cán bộ khuyến nông và các địa phương tiếp tục nhân rộng diện tích, đưa các giống có năng xuất cao BL8 và NNS22 vào trồng đại trà.

20/09/2014