Hoa Trồng Không Biết Bán Cho Ai
Một số gia đình người K’ho đi tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Lâm Đồng đang gặp khó khi sản phẩm làm ra không bán được hoặc rất khó tiêu thụ.
Thông tin trên do ông Kon Sơ Ha Thi, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết.
Đầu năm 2014, được sự hỗ trợ của UBND huyện Lạc Dương về hệ thống tưới tiêu, một DN chuyên kinh doanh hoa tươi hỗ trợ về giống và kỹ thuật, đơn vị này còn hứa là sẽ bao tiêu sản phẩm cho nông dân, còn người dân thì bỏ đất, phân và công chăm sóc. UBND xã Đạ Sar đã lựa chọn một số gia đình để thực hiện dự án này với mong muốn sẽ truyền đạt kỹ thuật canh tác hoa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho đồng bào DTTS.
Thế nhưng, khi hoa cho thu hoạch thì không thấy DN quay lại thu mua cho người dân. Ông Lơ Mu Ha Hang, thôn 1, xã Đạ Sar cho biết, được sự hỗ trợ của Nhà nước và DN, gia đình ông mạnh dạn trồng trên 2.000m2 hoa mắt ngọc và cẩm tú. Tuy nhiên, ngày hoa cho thu hoạch thì không có thương lái đến mua, DN trước đây hỗ trợ giống, kỹ thuật và hứa sẽ bao tiêu sản phẩm nay cũng chẳng thấy đâu.
Gia đình ông Kon Sơ Ha Danh, thôn 5, xã Đạ Sar, có gần 2.000m2 hoa hồng không có người mua nên cũng để hoa tự do nở rồi tàn giữa đồng. Công sức tiền của sau 4 tháng chăm sóc chưa thu được một đồng nào.
Theo ông Lơ Mu Ha Thi, đây là dự án trồng hoa đầu tiên do chính người đồng bào K’ho tại địa phương thực hiện. Bế tắc trong vấn đề đầu ra cho sản phẩm sẽ khiến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương gặp khó khăn hơn nhiều.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi trồng thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bạc Liêu, không chỉ góp phần tăng trưởng kinh tế, mà còn giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Thế nhưng, khoảng 16.000ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh của tỉnh vẫn trong tình trạng “đói điện”.
Hôm nay (1-8), Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 20/CT-TTg về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất.
3 huyện miền núi Sơn Hòa, Sông Hinh và Đồng Xuân có hơn 50.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) của hơn 20 dân tộc. Trong 5 năm qua, UBND các huyện này làm tốt công tác dân tộc nên đời sống người dân từng bước được cải thiện.
Từ trước đến nay, không ít hộ nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) làm giàu từ chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi đang đứng trước nguy cơ không còn cơ hội duy trì và phát triển do không được quy hoạch vùng tập trung.
Trước tình hình nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu nghiêm trọng, tỉnh ta đã điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp, chủ động triển khai nhiều biện pháp sản xuất, quyết tâm giành thắng lợi vụ Mùa năm nay. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, quanh vấn đề này.