Hoa Trồng Không Biết Bán Cho Ai
Một số gia đình người K’ho đi tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Lâm Đồng đang gặp khó khi sản phẩm làm ra không bán được hoặc rất khó tiêu thụ.
Thông tin trên do ông Kon Sơ Ha Thi, Phó Chủ tịch UBND xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết.
Đầu năm 2014, được sự hỗ trợ của UBND huyện Lạc Dương về hệ thống tưới tiêu, một DN chuyên kinh doanh hoa tươi hỗ trợ về giống và kỹ thuật, đơn vị này còn hứa là sẽ bao tiêu sản phẩm cho nông dân, còn người dân thì bỏ đất, phân và công chăm sóc. UBND xã Đạ Sar đã lựa chọn một số gia đình để thực hiện dự án này với mong muốn sẽ truyền đạt kỹ thuật canh tác hoa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho đồng bào DTTS.
Thế nhưng, khi hoa cho thu hoạch thì không thấy DN quay lại thu mua cho người dân. Ông Lơ Mu Ha Hang, thôn 1, xã Đạ Sar cho biết, được sự hỗ trợ của Nhà nước và DN, gia đình ông mạnh dạn trồng trên 2.000m2 hoa mắt ngọc và cẩm tú. Tuy nhiên, ngày hoa cho thu hoạch thì không có thương lái đến mua, DN trước đây hỗ trợ giống, kỹ thuật và hứa sẽ bao tiêu sản phẩm nay cũng chẳng thấy đâu.
Gia đình ông Kon Sơ Ha Danh, thôn 5, xã Đạ Sar, có gần 2.000m2 hoa hồng không có người mua nên cũng để hoa tự do nở rồi tàn giữa đồng. Công sức tiền của sau 4 tháng chăm sóc chưa thu được một đồng nào.
Theo ông Lơ Mu Ha Thi, đây là dự án trồng hoa đầu tiên do chính người đồng bào K’ho tại địa phương thực hiện. Bế tắc trong vấn đề đầu ra cho sản phẩm sẽ khiến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương gặp khó khăn hơn nhiều.
Related news
Anh Nguyễn Tâm Đăng ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) là người đầu tiên thành công nuôi dưỡng cá bông lau từ nguồn giống tự nhiên với quy mô lớn nhất ĐBSCL. Đây là loài cá có giá trị cao gấp 4 - 5 lần cá tra.
Cùng với cây lúa được đánh giá là vụ mùa bội thu, hiện bà con nông dân huyện Bố Trạch cũng đang tiến hành thu hoạch cây ớt, là loại cây mang lại lợi ích kinh tế cao trong những năm gần đây.
Hiện Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh (Cao su Lộc Ninh) được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam chọn là đơn vị điểm cải tiến kỹ thuật nông nghiệp. Công ty đã ứng dụng hiệu quả để các đơn vị trong, ngoài tập đoàn học tập. điển hình như trồng bầu 4-5 tầng lá để rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản 6 tháng đến 1 năm.
Kết quả cho thấy, hầu hết chất lượng nước tại các vùng nuôi không tốt. Nhiều chỉ số đánh giá về ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh vượt ngưỡng cho phép. Ô nhiễm vi sinh tại các vùng nuôi ở đầm Ô Loan, hạ lưu sông Bàn Thạch cũng có nguy cơ bùng phát vào mùa nắng nóng.
Nằm sâu trong thung lũng, hơn 1ha chanh trĩu quả ấy mỗi năm mang về cho gia đình ông Đàm Đại (thôn Phước Hòa, xã Đức Phú, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) hơn 100 triệu đồng.