Dời lệnh cấm khoai tây Trung Quốc đến 1-11
Trước đó, nhằm xử lý triệt để tình trạng tiểu thương nhập khoai tây Trung Quốc rồi trộn đất, giả khoai tây Đà Lạt bán ra thị trường, làm mất uy tín, xâm phạm nghiêm trọng thương hiệu khoai tây Đà Lạt.
Gây thiệt thòi cho người tiêu dùng,UBND TP Đà Lạt đã quyết định không cho nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản Đà Lạt từ ngày 20-10.
Đến sáng 21-10, nhiều tiểu thương ở chợ nông sản Đà Lạt đã tập trung tại trụ sở UBND TP để yêu cầu chính quyền giải thích.
Tiểu thương cho rằng quyết định trên quá bất ngờ, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.
Tại buổi làm việc, một số tiểu thương cho biết do chưa nắm được quyết định “cấm cửa” khoai tây Trung Quốc nên trước đó đã nhập nhiều container khoai tây về chợ đầu mối.
Đến khi Ban quản lý chợ thông báo về quyết định cấm khiến họ không kịp trở tay, hàng trăm tấn khoai tây bị “chôn chân” ngoài cổng chợ.
Do vậy, các tiểu thương kiến nghị ngành chức năng xem xét gia hạn lệnh cấm để bà con giải phóng lượng hàng mới nhập về.
Một số tiểu thương khác cho rằng chính quyền TP Đà Lạt không nên cấm việc nhập khoai tây Trung Quốc vào chợ nông sản của địa phương, bởi không phải tiểu thương nào cũng có hành động tráo khoai tây Trung Quốc thành đặc sản Đà Lạt.
Thay vào đó, những trường hợp nào vi phạm thì phải bị xử lý nghiêm, tránh việc một con sâu làm rầu nồi canh.
Giải thích với các tiểu thương, ông Hoàng Lợi, Chánh Văn phòng UBND TP Đà Lạt, cho biết: Mục đích xây dựng chợ nông sản Đà Lạt của tỉnh Lâm Đồng là để làm nơi tập kết, tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho nông sản Đà Lạt.
Do vậy, việc các tiểu thương khi kinh doanh trong chợ biến nơi này thành chỗ tập kết hàng ngoại thì sai với quyết sách, chính sách của thành phố.
Sau khi tiếp nhận ý kiến của các tiểu thương, nhằm tạo thuận lợi cho bà con có thời gian giải quyết số lượng khoai tây Trung Quốc đã được nhập về, UBND TP Đà Lạt chấp thuận gia hạn cho khoai tây Trung Quốc vào Chợ nông sản Đà Lạt đến ngày 1-11.
Có thể bạn quan tâm
Sáng mùng 2 Tết, sau bữa cơm quần tụ với con cháu, gia đình, bác Lê Thị Tình (54 tuổi), ở làng Bi, xã Ia Dom đã tranh thủ lặn lội lên vườn cách nhà hơn 2 km để nhặt hạt điều. “Vườn xa nhà nên sợ mất trộm, Tết nhất vẫn tranh thủ đi nhặt hạt từ các quả chín rụng xuống đất. Thấy của phơi ngoài vườn ngồi không yên được, bởi tiền bạc lo lắng mọi việc, kể cả con cái học hành đều trông cả vào đó”- bác Tình, tâm sự.
Chiều mùng 6 Tết, tại khu vực bến thuyền nhỏ ở tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), cảnh mua bán ruốc diễn ra khá tấp nập. Dưới bến, nhiều chiếc thuyền thúng liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những sọt ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.
Ông Nguyễn Duy Lâm, Trưởng phòng thủy sản (Sở NN&PTNT) cho biết, tỉnh Bình Định đã quyết định loại 4 tàu cá của ông La Tình, ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn ra khỏi mô hình khai thác, thu mua xuất khẩu cá ngừ đại dương (CNĐD) theo chuỗi, đồng thời thu hồi 4 bộ thiết bị câu CNĐD theo kiểu Nhật Bản đã lắp đặt trên 4 tàu cá của ngư dân này.
Năm 2014, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP do Trung tâm Khuyến nông quốc gia chuyển giao cho nông dân xã Cam Hải Đông (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, để nhân rộng cần có sự quan tâm nhiều hơn của ngành chức năng.