Hoa Kỳ Duy Trì Vị Trí Nhập Khẩu Thủy Sản Hàng Đầu Của Việt Nam
Giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt khoảng 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,85% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này 10 tháng năm 2013 đạt 1,43 tỷ USD, tăng 19,97% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong 10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường khác đều tăng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng đạt 8,47%, 37,49% và 16,17%....
Trong 11 tháng, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản khoảng 957 triệu USD, tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2013. Hai thị trường Việt Nam nhập khẩu chính là Ấn Độ (34,2%) và Đài Loan (chiếm 7,1%). Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu thủy sản lớn thứ 6, chiếm 3,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ thị trường này tính đến hết tháng 10 đã tăng đáng kể (tăng 68,9%) so với cùng kỳ năm 2013.
Theo báo cáo của các địa phương, ước sản lượng khai thác thủy sản 11 tháng đạt 2.694,8 ngàn tấn, tăng 5,2 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác biển ước đạt 2.519 ngàn tấn, tăng 5,6 % so với cùng kỳ. Thời tiết biển tương đối thuận lợi, giá một số loại thủy sản tăng và tương đối ổn định nên các hộ ngư dân đã tăng cường bám biển.
Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 11 tháng năm 2014 đạt 3.045 ngàn tấn, tăng 4,6 % so với cùng kì năm trước.
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Hoa-Ky-duy-tri-vi-tri-nhap-khau-thuy-san-hang-dau-cua-Viet-Nam-108-48427.html
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, hầu hết các ao nuôi tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh tại Tiền Giang nói riêng, cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung đang trong giai đoạn phơi ao, cải tạo nền đáy ao, để cắt mầm bệnh. Đối với các đầm tôm quảng canh cải tiến đã ngưng nuôi hơn 1 tháng nay, do không còn nước lợ và tôm thu hoạch hết. Chính vì vậy, hiện nay sản lượng tôm nuôi nước lợ còn rất ít nhưng giá giảm.
Nuôi tôm ở Đông Nam Á vẫn đang bị tàn phá bởi một số dịch bệnh. Hội chứng tôm chết sớm (EMS) tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất, trong khi các dịch bệnh vi bào tử đang gây ra các vấn đề về tăng trưởng.
Hộ anh Nguyễn Quốc Trạng ở ấp Kênh Lớn, xã Đông Thới (Cái Nước, Cà Mau) có hơn 1 ha đất vuông tôm. Đầu năm 2014, anh thả hơn 300 kg sò giống (chi phí 27 triệu đồng). Sau 9 tháng nuôi thu được 137 triệu, trừ chi phí lãi khoảng 100 triệu.
Báo cáo từ Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, để phòng, chống bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu, năm 2014, Thanh tra sở kiểm tra 19 đợt với 30 cơ sở và phương tiện; phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý 24 vụ, nộp vào ngân sách Nhà nước 362 triệu đồng. Số vụ vi phạm bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu được phát hiện và xử lý giảm hơn 56% so với năm 2013.
Ngày 30/12/2014, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang ban hành Thông báo số 4291/TB-SNNPTNT về việc khuyến cáo thời vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2015, nhằm hạn chế thiệt hại do những bất lợi về thời tiết, dịch bệnh cho bà con nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh.