Hoa Kỳ Duy Trì Vị Trí Nhập Khẩu Thủy Sản Hàng Đầu Của Việt Nam

Giá trị xuất khẩu thủy sản 11 tháng đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 11 theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt khoảng 666 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 11 tháng đạt 7,22 tỷ USD, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 21,85% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này 10 tháng năm 2013 đạt 1,43 tỷ USD, tăng 19,97% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong 10 tháng qua, xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường khác đều tăng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng đạt 8,47%, 37,49% và 16,17%....
Trong 11 tháng, giá trị nhập khẩu mặt hàng thủy sản khoảng 957 triệu USD, tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2013. Hai thị trường Việt Nam nhập khẩu chính là Ấn Độ (34,2%) và Đài Loan (chiếm 7,1%). Trung Quốc là thị trường Việt Nam nhập khẩu thủy sản lớn thứ 6, chiếm 3,6% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ thị trường này tính đến hết tháng 10 đã tăng đáng kể (tăng 68,9%) so với cùng kỳ năm 2013.
Theo báo cáo của các địa phương, ước sản lượng khai thác thủy sản 11 tháng đạt 2.694,8 ngàn tấn, tăng 5,2 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác biển ước đạt 2.519 ngàn tấn, tăng 5,6 % so với cùng kỳ. Thời tiết biển tương đối thuận lợi, giá một số loại thủy sản tăng và tương đối ổn định nên các hộ ngư dân đã tăng cường bám biển.
Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 11 tháng năm 2014 đạt 3.045 ngàn tấn, tăng 4,6 % so với cùng kì năm trước.
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Hoa-Ky-duy-tri-vi-tri-nhap-khau-thuy-san-hang-dau-cua-Viet-Nam-108-48427.html
Related news

Lực lượng chức năng huyện Núi Thành (Quảng Nam) vừa tổ chức đợt kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 23 hộ với 26 ao nuôi tôm thẻ chân trắng trái phép trên địa bàn xã Tam Tiến.

Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Hồng Phong (64 tuổi - xã Giao Thạnh - Thạnh Phú - Bến Tre). Ông Phong đã nhiều năm điêu đứng vì nghề nuôi tôm sú thâm canh, và nay đang hy vọng vào con tôm thẻ chân trắng.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.