Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Nông Dân Sản Xuất Rau An Toàn

Hỗ Trợ Nông Dân Sản Xuất Rau An Toàn
Ngày đăng: 05/03/2014

Xuân Thới Thượng là một trong những xã điểm về xây dựng nông thôn mới (NTM) của TP.HCM. Những năm qua, Hội Nông dân xã đã có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.

Trong đó nổi bật là mô hình kinh tế hợp tác, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Vận động chuyển đổi cây trồng

Với diện tích tự nhiên trên 1.800ha, Xuân Thới Thượng là một trong những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất của huyện Hóc Môn. Đây cũng là một trong những xã điểm được thành phố chọn thực hiện thí điểm Chương trình xây dựng NTM. Triển khai chương trình này, từ đầu năm 2009, Hội Nông dân xã đã vận động nông dân chuyển đổi 100ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau sạch.

Để thực hiện hiệu quả, Hội Nông dân xã đã phối hợp cùng Trạm bảo vệ thực vật, Trạm khuyến nông, Chi cục phát triển nông thôn, Trung tâm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp xây dựng mô hình sản xuất rau sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP. Các đơn vị đã vận động nông dân thực hiện các nội dung như: Bỏ mẫu giống cũ năng suất kém, không để giống qua nhiều vụ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, quản lý đầu vào các loại phân bón, ghi sổ nhật ký đồng ruộng...

Bà Cao Thị Hòa - Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thới Thượng cho biết, hội phối hợp các cơ quan chức năng cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn cho gần 500 nông dân các nội dung về vệ sinh an toàn thực phẩm, thử nghiệm giống mới có năng suất cao, thả ong ký sinh để giảm bớt thuốc trừ sâu, dùng phân ủ hạn chế mầm bệnh, thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật, không gây ô nhiễm môi trường… Những hoạt động này góp phần tăng thu nhập cho người dân, xây dựng ý thức làm ăn tập thể.

Bên cạnh đó, Hội cũng tổ chức cho xã viên HTX cùng nông dân tham quan mô hình sản xuất rau tại Đà Lạt, khu công nghệ cao ở Củ Chi để có thêm kiến thức về sản xuất rau sạch. Với những nỗ lực đó, việc sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn xã đã không ngừng phát triển.

Tạo thu nhập ổn định

Một trong những mô hình khá thành công mà Hội Nông dân xã đã hỗ trợ gầy dựng được từ năm 2009 là mô hình HTX Ngã Ba Giồng trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ về lĩnh vực nông nghiệp, có nhiệm vụ liên kết, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ rau.

"Đầu ra sản phẩm đã được HTX bao tiêu hết, mình cứ làm theo hướng dẫn, chỉ đạo của HTX là yên tâm gối cao đầu mà ngủ”.

Anh Vũ Văn Hưng -xã viên HTX Ngã Ba Giồng

Đến nay, Hội Nông dân kết hợp các ngành chức năng tập huấn cấp giấy chứng nhận cho 200 hộ của HTX về sản xuất rau an toàn, trong đó có gần 60 hộ đạt tiêu chuẩn VietGAP. Cũng nhờ đó, đến nay tại xã có 112ha được công nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn. Trong đó có 19ha sản xuất rau, củ, quả, với năng suất bình quân đạt từ 28 – 30 tấn/ha; 40ha rau ăn lá năng suất đạt từ 24 – 26 tấn/ha.

Tại đây cũng xây dựng được vùng nguyên liệu như rau ăn lá thường xuyên với diện tích từ 20 – 45ha cho mỗi vụ, nâng tổng diện tích rau củ quả của toàn xã lên trên 100ha, sản lượng bình quân trên 2.700 tấn. Với diện tích rau ăn lá 40ha, nhưng diện tích sản xuất quay vòng lên đến gần 400ha, đạt sản lượng gần 9.000 tấn, trong đó rau theo tiêu chuẩn VietGAP đạt trên 1.300 tấn.

Để giải quyết đầu ra cho sản phẩm, hiện nay HTX Ngã Ba Giồng đứng ra bao tiêu sản phẩm cho nông dân, với sản lượng mỗi ngày từ 3 – 3,7 tấn đưa vào các siêu thị và 3 – 4 tấn vào 19 điểm tiêu thụ ở các trường học, công ty, xí nghiệp. HTX này còn phối hợp với Hội Nông dân đưa 7 tổ hợp tác tiêu thụ sản phẩm xuống đồng để thu mua cho bà con nông dân.

“Cũng nhờ nỗ lực trong sản xuất cũng như tìm đầu ra cho sản phẩm nên hiện nay đời sống xã viên khá ổn định, bà con yên tâm sản xuất. Sản phẩm rau của HTX đều đạt tiêu chuẩn VietGAP và vào được hệ thống siêu thị Co.opmart nên giá cả ổn định. Hiện HTX cũng liên hệ với 2 đơn vị khác để đưa thêm sản phẩm rau sạch của HTX vào hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố” - ông Trần Văn Hợt - Chủ nhiệm HTX Ngã Ba Giồng cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Sinh Học Tại Xã Lộc Thuận Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Rau Hữu Cơ Sinh Học Tại Xã Lộc Thuận

Thời gian qua, mô hình trồng rau hữu cơ sinh học tại xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại tiếp tục được duy trì và mở rộng. Qua thực hiện mô hình này, người nông dân rất phấn khởi vì mô hình này làm giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế gia đình. Mặt khác, người nông dân tham gia trồng rau hữu cơ sinh học không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn hướng tới việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

28/11/2014
Thuê Chuyên Gia Châu Âu Làm Dâu Tây Thuê Chuyên Gia Châu Âu Làm Dâu Tây

Để có được trang trại dâu tây rộng 3ha ngay trong khuôn viên Khu du lịch hồ Than Thở (Đà Lạt – Lâm Đồng) theo tiêu chuẩn châu u, gia đình bà Nguyễn Thị Bích Thủy đã phải thuê một số chuyên gia đến từ Pháp và Hà Lan tư vấn, thiết kế, giám sát kỹ thuật.

30/06/2014
Sơn La Hướng Mở Từ Mô Hình Xoài Ghép Chất Lượng Cao Sơn La Hướng Mở Từ Mô Hình Xoài Ghép Chất Lượng Cao

Anh Nguyễn Bá Thành, chủ vườn khoe: Vườn rộng 6.000 m2, năm 2004, tôi trồng gần 400 gốc xoài ta nhưng năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế thấp, đến năm 2011, tôi đã ghép với giống xoài Đài Loan. Đến nay, các cành ghép đều phát triển tốt, những cây ghép năm thứ 3 đã cho gần 1 tạ quả/cây.

30/06/2014
Làm Giàu Từ Trồng Tre Vàng Sọc Xanh Làm Giàu Từ Trồng Tre Vàng Sọc Xanh

Tuy nhiên, khác với các nơi khác chủ yếu trồng các loại tre như tre bát độ, tre điền trúc, tre gai… thì ở đây người dân lại trồng cây tre vàng sọc xanh, giống tre lâu nay được biết đến như một loại tre trồng làm hàng rào, làm cảnh. Đây là cây trồng được đánh giá có nhiều ưu điểm ở quy mô làm kinh tế gia đình.

28/11/2014
Nông Dân Cái Nước Sẵn Sàng Cho Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Nông Dân Cái Nước Sẵn Sàng Cho Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Để thực hiện thắng lợi vụ lúa trên đất nuôi tôm, ngay từ đầu năm, công tác tuyên truyền được chính quyền các địa phương đẩy mạnh. Nhờ đó, người dân thấy được lợi ích của việc cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm và đăng ký tham gia.

30/06/2014