Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Thủy Sản Chuyển Từ Tiêu Chuẩn Metro Sang VietGAP

Từ tháng 9 đến nay, Cty Metro Việt Nam đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản đào tạo cho hơn 20 cơ sở nuôi thủy sản ở ĐBSCL nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Những hộ nông dân này vốn đã áp dụng tiêu chuẩn của Metro trong nuôi thủy sản, với các đối tượng nuôi gồm: ếch ở Đồng Tháp, lươn và cá điêu hồng tại Cần Thơ, cá lóc tại Vĩnh Long.
Trong chương trình hợp tác, Tổng cục Thủy sản hỗ trợ kinh phí cho điều tra cơ bản, phân tích mẫu đất, mẫu nước, không khí để xác định vùng sản xuất tập trung và thuê tổ chức chứng nhận, đánh giá cấp chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cho những hộ, nhóm đạt yêu cầu. Dự kiến khóa đào tạo nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ hoàn thành và cấp chứng nhận cho nông dân vào tháng 12/2014.
Những hộ nông dân được đào tạo trong chương trình không chỉ có khả năng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng Metro trong tương lai mà còn tăng cơ hội kết nối với nhiều đối tác, thị trường khác.
Có thể bạn quan tâm

Anh Nguyễn Văn Vinh, sinh năm 1990 ở xóm 3 xã Nghĩa Hưng (Nghĩa Đàn) là hộ đầu tiên mạnh dạn đưa cây cam đường canh vào trồng thử nghiệm.

Mô hình nuôi cá chép giòn đặc sản phục vụ thực khách đã giúp ông Lê Văn Dũng ở ấp Phú Thạnh A, xã Phú Thuận A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) thu về hơn 3 tỷ đồng

Với hơn 20 năm kinh nghiệm trồng đào, gia đình bà Đỗ Thị Tuất thu lãi trên 1 tỷ đồng mỗi năm nhờ bán và cho thuê gốc đào cổ thụ.

Khá nhiều hộ nông dân đạt được lợi nhuận tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi trồng thủy sản. Gia đình anh Nguyễn Hữu Doan ở xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ là một trong những số đó

Cứ nuôi 100 đôi bồ câu Pháp, trừ chi phí sẽ lãi ròng 24-30 triệu đồng/năm. Tính ra, với 1,3 nghìn đôi bồ câu Pháp, mỗi năm vợ chồng Thủy lãi ròng trên 300 triệu