Hỗ Trợ Nông Dân Nuôi Thủy Sản Chuyển Từ Tiêu Chuẩn Metro Sang VietGAP

Từ tháng 9 đến nay, Cty Metro Việt Nam đã phối hợp với Tổng cục Thủy sản đào tạo cho hơn 20 cơ sở nuôi thủy sản ở ĐBSCL nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Những hộ nông dân này vốn đã áp dụng tiêu chuẩn của Metro trong nuôi thủy sản, với các đối tượng nuôi gồm: ếch ở Đồng Tháp, lươn và cá điêu hồng tại Cần Thơ, cá lóc tại Vĩnh Long.
Trong chương trình hợp tác, Tổng cục Thủy sản hỗ trợ kinh phí cho điều tra cơ bản, phân tích mẫu đất, mẫu nước, không khí để xác định vùng sản xuất tập trung và thuê tổ chức chứng nhận, đánh giá cấp chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP cho những hộ, nhóm đạt yêu cầu. Dự kiến khóa đào tạo nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ hoàn thành và cấp chứng nhận cho nông dân vào tháng 12/2014.
Những hộ nông dân được đào tạo trong chương trình không chỉ có khả năng đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu của khách hàng Metro trong tương lai mà còn tăng cơ hội kết nối với nhiều đối tác, thị trường khác.
Related news

Một vài tháng gần đây, báo chí và công luận dấy lên các luồng thông tin về việc ngành chè Lâm Đồng đầu ra, đặc biệt trong đó là câu chuyện tồn kho và mất giá của trà Ô long (Oolong).

Mới trong giai đoạn chuẩn bị làm vụ hoa tết, nông dân Bình Định đã lo mất mùa, thiệt hại do thời tiết...

Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hồng – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN & PTNT) tại buổi họp báo báo thường kỳ tháng 10 do Bộ NN & PTNT tổ chức hôm nay (4/11) tại Hà Nội.

Nhằm giảm thiểu sự tác động của thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, thời gian qua, ngành chuyên môn đã đưa ra nhiều giải pháp tuyên truyền sâu rộng và bước đầu đã nhận được sự hưởng ứng cao từ người dân.

Thời gian qua, mặc dù ngành chuyên môn đã sâu sát trong việc kiểm soát hoạt động chăn nuôi, mua bán động vật hoang dã, tuy nhiên tình trạng gây nuôi, kê khai chưa đúng quy định pháp luật vẫn còn diễn ra, gây khó khăn cho cơ quan chức năng lẫn người nuôi.