Ngư Dân Lý Sơn Hả Hê Bởi Trúng Lộc Biển Đầu Năm

Chỉ một đêm thả lưới buông câu tại ngư trường ven đảo, nhiều tàu cá hành nghề vây rút chì khơi của ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho sản lượng khai thác cao, thu về hàng trăm triệu đồng bởi trúng đậm “lộc biển” ngay từ chuyến biển đầu năm.
Cầu cảng cá Lý Sơn, sáng mùng 7 Tết thật náo nhiệt, hàng chục tàu cá hành nghề vây rút chì khơi trong đêm của ngư dân Lý Sơn, sau một đêm nỗ lực vươn khơi lại hối hả cập bờ trên khoang chở nặng tôm cá.
Vừa cho con tàu chở nặng cá cập bờ, ngư dân Nguyễn Văn Tri; chủ tàu cá QNg 96434 TS, ở thôn Tây xã An Vĩnh, nở nụ cười mãn nguyện, bởi đêm đầu năm vươn khơi bám biển tàu của ông đã khai thác được trên 5 tấn cá nục điếu. Với giá 25.000 đồng/kg, trừ chi phí chuyến biển đầu xuân mới, tàu của ông còn lãi trên 80 triệu đồng.
“Làm biển trên 20 năm, nhưng chưa năm nào chuyến biển đầu tiên lại cho sản lượng cao như vậy. Chuyến biển đầu năm trúng đậm luồng cá, báo hiệu một năm mới làm ăn phát đạt” - ông Tri hớn hở nói.
Cũng mãn nguyện không kém là ông Phạm Tiến Thành; thuyền trưởng tàu cá QNg 94354 TS, hành nghề vây rút chì khơi, ở thôn Đông, xã An Vĩnh cũng vui mừng vì chuyến biển đầu tiên trong năm tàu của ông cho sản lượng khai thác cao.
Theo ông Thành; 2 giờ rạng sáng mùng 7 Tết ông cho tàu ra khơi, thả lưới cách đảo chừng 7 hải lý. Chỉ vài giờ sau, tàu của ông cũng khai thác được trên 3 tấn cá các loại, với giá trị đạt gần 80 triệu đồng.
Ông Thành hào hứng nhẩm tính, trừ chi phí nhiên liệu, đá lạnh... chuyến biển đầu năm 7 bạn chài, mỗi người bỏ túi gần chục triệu đồng. “Tàu chưa cập đảo, thương lái đã aloa lô giành giật, đặt mua trước toàn bộ số cá khai thác được với giá cao nên anh em bạn chài ai cũng vui - thuyền trưởng Thành vui mừng khoe.
Ngoài tàu cá của ông Tri và ông Thành, hàng chục tàu cá hành nghề vây rút chì khơi của ngư dân Lý Sơn cũng trúng đậm “lộc biển” đầu năm. Đây là tín hiệu vui, báo hiệu mùa đánh bắt mới hiệu quả của ngư dân đảo Lý Sơntại các ngư trường.
Có thể bạn quan tâm

Hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa, có năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh cao, vụ đông xuân 2014-2015, UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) triển khai xây dựng 5 mô hình cánh đồng lớn tại 4 xã với diện tích 123 ha, chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng nhiều loại giống mới mang lại hiệu quả cao.
Tây Bắc là xứ sở của nhiều loài cây ăn trái, như: mận, đào, xoài... Khi nói đến mận, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến mận tâm hoa Bắc Hà. Giống mận này nổi tiếng ngọt, giòn, róc hạt và từ lâu đã trở thành thương hiệu quen thuộc của xứ sở sương mù Bắc Hà (Lào Cai). Thế nhưng ít ai biết rằng, ở mảnh đất Ham Soong, xã Vàng Đán (huyện Nậm Pồ), gần 20 năm qua cây mận Bắc Hà đã bén rễ và “âm thầm” cho những mùa “quả ngọt”.

Mô hình trình diễn canh tác 17,5ha đậu tương vụ đông xuân trên đất lúa một vụ tại các bản Háng Trợ A, B, C (xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông) do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) huyện cùng 51 hộ dân trên địa bàn thực hiện đạt kết quả ngoài mong đợi. Mô hình mở ra hướng sản xuất mới, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực...
Hiện nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa kéo dài nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh sinh trưởng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cây lúa... Để hạn chế sâu bệnh hại lúa, huyện Mường Chà đã chỉ đạo phòng, ban chuyện môn, các xã, thị trấn hướng dẫn bà con cách phòng trừ sâu bệnh, thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắcca”.